10 sự kiện thế giới nổi bật 2020

Năm 2020 thế giới đã chứng kiến một năm đầy biến động, một năm đáng sợ nhất của thế kỷ 21 tính đến thời điểm hiện tại. Chúng ta đã được chứng kiến: Đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, bạo loạn chống nạn phân biệt chủng tộc, xung đột Trung-Ấn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thiên tai tàn phá do biến đổi khí hậu…

Dưới đây là 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của thế giới năm 2020 do Trandinh.Vn bình chọn.

10 sự kiện thế giới nổi bật 2020

1. Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, và thuyết âm mưu về virus…

Tính đến hết ngày 17/12/2020 số ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới ghi nhận là 74.662.200 ca. Số ca tử vong là 1.658.062 ca. ( Ở Việt Nam số ca nhiễm: 1.407; Ca đang điều trị 106; ca khỏi bệnh 1.263; ca tử vong 35).

Hiện các cường quốc như Mỹ, Đức, Nga… đang nổ lực phát triển vacxin và đang trong quá trình thử nghiệm cuối cùng. Tại Việt Nam Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen đang cùng Học viện Quân y (đơn vị thực hiện đợt tiêm thử nghiệm) tiêm thử nghiệm vacxin cho các tình nguyện viên đợt 1.

Những hình ảnh tổng hợp về đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

BS Lý Văn Lượng (đã qua đời) người cảnh báo về đại dịch đầu tiên – Ảnh: Tân Hoa Xã

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Hố chôn tập thể bệnh nhân nhiễm Covid-19 chết tại Brazil – Ảnh: AP

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Bệnh viện dã chiến 1000 giường ở Vũ Hán xây dựng thần tốc trong 10 ngày – Ảnh: CCTV

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Mỹ – Ảnh: Reuters

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Cảm động hình em bé xuất viện cúi đầu cảm ơn y bác sĩ tại Chiết Giang – TQ – Ảnh: TH Nhật Báo

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

PTT Vũ Đức Đam-Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 – Ảnh: Người lao động

bệnh viện dã chiến tại TP HCM

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

Bác sĩ mệt mỏi gục ngã tại khu cách ly sau nhiều ngày làm việc liên tục -Ảnh: Sở Y tế TPHCM

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

TP Hà Nội thực hiện giãn cách Xã hội phòng chống Covid – Ảnh: Zing

2. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Năm 2020, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bước sang năm thứ ba với những diễn biến gia tăng căng thẳng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái vì đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

(Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bước sang năm thứ 3 đầy căng thẳng)

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc). Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ… Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới 2 nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bất ổn trong thương mại quốc tế cũng sẽ dẫn đến các bất ổn của thị trường quốc tế, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm và nhiều khía cạnh khác của kinh tế vĩ mô.

“Ngọn lửa” chiến tranh tiền tệ đã được Trung Quốc và Mỹ “nhóm lên” từ tháng 7/2019 sau động thái Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ giá nội tệ, trong khi Mỹ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Trong tương lai gần, chiến tranh tiền tệ có thể chưa diễn ra, bất chấp các động thái giảm giá đồng nội tệ của một số nước, song Ngân hàng Trung ương các nước sẽ không thể “lơ là” với các diễn biến khó lường những ngày gần đây và tới đây.

Đại dịch Covid-19 tàn phá thế giới

3. Black Lives Matter – Phong trào chống phân biệt chủng tộc

Ngày 25 tháng 5 năm 2020, George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi, đã bị giết tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Trong khi Floyd bị còng tay và nằm sấp trên đường phố trong một vụ bắt giữ, Derek Chauvin, một sĩ quan cảnh sát người Mỹ gốc Âu của Sở Cảnh sát Minneapolis, đã đè đầu gối của mình lên cổ của Floyd trong gần 9 phút, bao gồm gần 3 phút sau khi Floyd không còn động đậy. (theo đơn kiện hình sự chống lại Chauvin)

Các cảnh sát viên: Tou Thao, J. Alexander Kueng và Thomas K. Lane đã tham gia vào vụ bắt giữ Floyd, với Kueng giữ lưng Floyd, Lane giữ hai chân, và Tou Thao quan sát và ngăn chặn sự can thiệp của người xung quanh.

Cái chết của George Perry Floyd với những hình ảnh từ video được đăng trên mạng xã hội đã tạo 1 làn sóng phẫn nộ trên khắp lãnh thổ Mỹ cũng như thế giới. Những cuộc biểu tình trong ôn hoà đòi quyền lợi cho người da màu đã biến thành bạo lực đẫm máu khắp các bang ở Hoa Kỳ.

Black Lives Matter - Phong trào chống phân biệt chủng tộc

Black Lives Matter - Phong trào chống phân biệt chủng tộc

Biểu tình đòi quyền lợi cho George Perry Floyd  -Ảnh: Fox News

Black Lives Matter - Phong trào chống phân biệt chủng tộc

Biểu tình biến thành bạo loạn trên toàn lãnh thổ Mỹ – Ảnh: AFP

Black Lives Matter - Phong trào chống phân biệt chủng tộc

Bóng đá Ngoại hạng Anh ủng hộ phong trào “Black Lives Matter”

4. Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU)

Sau hơn ba năm cân nhắc và trải qua nhiều bất ổn chính trị, Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/01/2020. Động thái này đã gây ra các phản ứng trái chiều với các cuộc ăn mừng và phản đối bùng nổ khắp nước.

Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU)

“Điều quan trọng nhất cần nói trong tối nay, rằng đây không phải là sự kết thúc mà là sự khởi đầu”, Thủ tướng Anh – Boris Johnson tuyên bố vào thời điểm đó. “Đây là thời điểm bình minh chiếu sáng và bức màn được kéo lên. Đó là thời khắc của sự đổi mới và thay đổi đất nước thực sự”.

Tổng thống Pháp là người giữ quan điểm ủng hộ mạnh mẽ sự thống nhất của liên minh EU và ngay từ giai đoạn đầu đã có những quan điểm cứng rắn về Brexit.

Ông Macron gọi Brexit là “cú sốc”, là kết quả của sự dối trá và những cam kết giả tạo. Ông cũng nói đó là bài học cho châu Âu và sẽ nỗ lực để EU dân chủ, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Theo hãng tin Reuters, tổng thống Pháp tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của ngư dân, nông dân và công dân nước ông trong những cuộc đàm phán tới đây về mối quan hệ trong tương lai giữa Anh và EU. “Trong cuộc đàm phán này, chúng tôi sẽ vẫn đoàn kết, tất cả 27 thành viên chúng tôi”, ông nói.

Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU)

Người dân Anh tập trung ăn mừng khi quốc gia họ rời khỏi EU – Ảnh: Reuters

5. Xung đột tranh chấp lãnh thổ Trung – Ấn

Giao tranh Trung Quốc–Ấn Độ năm 2020 là một phần của các cuộc đụng độ quân sự đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ được báo cáo đã có hành động kích động, đối mặt và đánh nhau tại các địa điểm dọc biên giới Trung-Ấn, bao gồm địa điểm gần hồ Pangong ở Ladakh và một địa điểm gần biên giới giữa Sikkim và Khu tự trị Tây Tạng. Ngoài ra, các cuộc chạm trán khác diễn ra tại các địa điểm ở phía đông Ladakh, dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) đã tồn tại từ Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.

Xung đột tranh chấp lãnh thổ Trung - Ấn

Ngày 11/11, trang mạng Times of India đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân, xe tăng, pháo và xe bọc thép khỏi các “điểm đụng độ” ở khu vực hồ Pangong-Chushul thuộc phía Đông Ladakh.

Theo kế hoạch, việc rút quân có thể bắt đầu từ bờ Bắc của hồ Pangong, nơi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chiếm đóng và củng cố khu vực dài 8 km từ Điểm tuần tra số 4 (Finger-4) đến Điểm tuần tra số 8 (Finger-8) kể từ đầu tháng 5.

PLA sẽ rút về phía Đông Finger-8 trong khi binh sĩ Ấn Độ lùi về phía Tây chốt Dhan Singh Thapa giữa Finger-2 và Finger-3.

Quá trình này sẽ diễn ra theo từng giai đoạn với 1/3 quân số mỗi bên sẽ rút lui trong mỗi giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng hai bên sẽ rút lui khỏi điểm Chushul mà trước đó chưa bị chiếm giữ.

Xung đột tranh chấp lãnh thổ Trung - Ấn

Biểu tượng tảng đá hoà bình Trung-Ấn -Nguồn AFP

6. Bầu cử tổng thống Mỹ

Ngày 14/12 (giờ Mỹ), 538 đại cử tri Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu nhằm chính thức hóa kết quả cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua. Theo đó, ứng cử viên đảng Dân chủ, ông Joe Biden chính thức trở thành tân Tổng thống thứ 46 của Mỹ.

Theo truyền thông Mỹ, kết quả bỏ phiếu đại cử tri tại hầu hết các tiểu bang đã xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong ngày bẩu cử và chưa có bất ngờ nào xảy ra về số phiếu đại cử tri. Chiến thắng của ông Joe Biden được coi là dấu chấm hết cho các nỗ lực pháp lý của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump nhằm đảo ngược thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua.

Theo kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11, ông Joe Biden giành được 306 phiếu đại cử tri so với 232 phiếu của ông Donald Trump.

Ông Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/01/2021 và tiếp quản 4 năm Nhà Trắng với nhiệm vụ rất to lớn ổn định tình hình thế giới mà người tiền nhiệm Donal Trump còn dang dở.

Bầu cử tổng thống Mỹ

Tân tổng tống thứ 46 Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Ông: Joe Biden. Nguồn: Washington Post 

7. Giải Nobel vật lý – Phát hiện to lớn về hố đen vũ trụ

Ba nhà khoa học: Roger Penrose (Anh), Reinhard Genzel (Đức) và Andrea Ghez (Mỹ) đã cùng được vinh danh giải Nobel vật lý 2020 vì những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực vật lý thiên văn.

Theo các thành viên trong ủy ban công bố giải Nobel, các nhà khoa học được trao giải Nobel vật lý năm nay là để tôn vinh những khám phá của họ về một trong những hiện tượng kỳ thú nhất của vũ trụ: hố đen. 

Trao đổi với báo The Telegraph (UK) hôm 10/10 sau khi được trao giải Nobel, giáo sư Roger Penrose khẳng định sự kiện Big Bang “không phải là sự bắt đầu”.

“Có điều gì đó trước Big Bang, và sẽ có gì đó tương tự chờ đợi chúng ta trong tương lai”, theo suy đoán của vị giáo sư.

Giải Nobel vật lý - Phát hiện to lớn về hố đen vũ trụ

(3 Nhà khoa học đoạt giải Nobel vật lý – 2020) Ảnh: Telegraph

8. Luật dẫn độ tại Hồng Kông được thông qua

Ngày 17/6 ông Đàm Diệu Tông, Ủy viên ban thường vụ quốc hội Trung Quốc,  cho rằng người Hồng Kông bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia mới sắp được thi hành có thể sẽ bị dẫn độ sang đại lục để xét xử.

Trả lời phỏng vấn đài RTHK, ông Đàm nói rằng chính quyền trung ương sẽ xử lý một số vụ án liên quan đến yếu tố ngoại giao hoặc có sự can thiệp của nước ngoài, thay vì để chính quyền Hồng Kông xử lý.

Khi được hỏi điều này có đồng nghĩa nghi phạm sẽ bị dẫn độ sang đại lục để xét xử, ông Đàm nói nếu chính quyền trung ương cho rằng điều đó cần thiết thì đó là một lựa chọn.

Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất kết thúc vào năm 1842. Bán đảo Cửu Long được sáp nhập thêm vào lãnh thổ năm 1860 sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai và được mở rộng thêm nữa vào năm 1898 sau khi người Anh tiến hành “thuê” vùng Tân Giới trong vòng 99 năm. Năm 1997, chủ quyền vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc.

Là một khu vực hành chính tự trị đặc biệt, Hồng Kông duy trì các hệ thống chính trị, quản lý, luật pháp, giáo dục, bầu cử và kinh tế tách biệt hoàn toàn với các hệ thống của Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ“. Hầu hết tất cả người dân sinh ra ở đây đều được đặt tên riêng theo tên gọi của người Anh, sở hữu Hộ chiếu, tiền tệ, hệ thống giáo dục riêng, và đồng thời có xu hướng tự xác định bản thân là người Hồng Kông (Hongkonger) hơn là người Trung Quốc (Chinese).

Luật dẫn độ tại Hồng Kông được thông qua

Biểu tình chống luật dẫn độ tại HongKong – Ảnh: Thời báo Hoàn cầu

9. Thiên tai, biến đổi khí hậu ở mức độ báo động

Cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại Australia

Australia phải đối mặt với một trong những mùa hoả hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, bắt đầu từ năm 2019 và tiếp tục kéo dài tới 2020, theo CNN và NY Post.

Vụ cháy rừng buộc người dân ở nhiều thành phố phải sơ tán, làm ít nhất 34 người thiệt mạng, hàng chục triệu hecta rừng bị thiêu trụi. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngọn lửa đã giết chết hơn một tỷ con vật và hơn 100 loài cần được can thiệp ngay lập tức để sống sót.

Cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại Australia

Nổ kinh hoàng ở Beirut – Lebanon

Một vụ nổ cực lớn xảy ra hôm 4/8 tại cảng Beirut – Lebanon, làm ít nhất 204 người chết và mất tích cùng hàng nghìn người khác bị thương. Vụ việc xảy ra do 2.750 tấn ammonium nitrate bất ngờ phát nổ.

Chính quyền Lebanon đã lập tức tiến hành điều tra xử lý về nguồn gốc và trách nhiệm của các bên liên quan đến số hoá chất trên.

Nổ kinh hoàng ở Beirut - Lebanon

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Những trận mưa với lưu lượng cực lớn và kéo dài khiến các tỉnh Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Hồ Bắc – Trung Quốc lập mốc lịch sử về đỉnh lũ. Theo nhà chức trách Trung Quốc đã có gần 200 người thiệt mạng do ảnh hưởng của mưa lũ trong năm 2020.

Đập thuỷ điện Tam Hiệp (lớn nhất thế giới) đã có thời điểm báo động cao nhất về nguy cơ vỡ đập.

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Trong tháng 10 & tháng 11 miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu ảnh hưởng của 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây.

Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế – xã hội của miền Trung Việt Nam.

Đặc biệt tại các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, vốn trước đó không lâu những địa phương này là điểm nóng của đại dịch COVID-19 đợt hai tại Việt Nam.

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Hình ảnh lũ lịch sử ở Quảng Bình- Ảnh: TT

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Lũ lụt lịch sử ở Trung Quốc, Việt Nam

Quân đội được huy động khắc phục và cứu nạn sạt lở nghiêm trọng ở Quảng Nam – TT Huế

10. Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Ngày 25/11 (Giờ Việt Nam) Thế giới bóng đá đã vĩnh viễn mất đi biểu tượng lớn bậc nhất – Người mang đủ mọi sắc thái hạnh phúc, đau khổ của trái bóng tròn. Người có vinh quang gắn liền với vực sâu, có tài năng song hành cùng bê bối, nhưng chưa bao giờ thôi cuốn hút và luôn khiến tất cả con tim yêu bóng tròn phải say đắm…

Anh là “Cậu bé vàng” – DIEGO ARMANDO MARADONA với di sản ” bàn tay của chúa ” là huyền thoại vĩ đại bậc nhất lịch sử bóng đá thế kỷ 20.

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Maradona là ai mà khiến tất cả chúng ta bâng khuâng ở trong lòng? Vì trong Maradona có cả thiên thần và ác quỷ. Ông là thánh thần ở mỗi pha chạm bóng bên trong sân, là cái trần trụi phàm tục ở cuộc sống bên ngoài.

D. Maradona – Trái tim của người Argentina và mặt trời chiếu sáng thành Naples

Hơn 30 năm trước, những người chết đã bị Maradona đánh thức, trong màn ăn mừng Scudetto 1987 điên dại, những cổ động viên Napoli đã sơn lên những bức tường ở nghĩa địa thành phố Naples dòng chữ: “Thật tiếc cho quý vị. Quý vị có biết quý vị đã bỏ lỡ điều gì không?”.

Hơn 30 năm sau, những nấm mồ ngày nào sẽ “tỉnh giấc” lần thứ 2 để xem Maradona chơi bóng.

Trên thiên đường và cả dưới địa ngục – Maradona đều đang ở đó!

Ngày 10/5/1987. Napoli hòa Fiorentina 1-1, vừa đủ điểm để giành chức vô địch. Cả thành phố Naples vỡ òa.

“Đây là khoảnh khắc tuyệt nhất trong sự nghiệp của tôi”, Maradona nói mà như khóc ngay trên sân.

“Napoli có ý nghĩa thế nào đối với anh?”, phóng viên hỏi tiếp. – “Đây là nhà tôi”.

Xe buýt tại Naples ngừng chạy. Những tang lễ giả cho Juventus và Milan được tổ chức, có cả quan tài. John Foot gọi đó là “lễ ăn mừng lớn nhất trong lịch sử bóng đá Italy”. Trong cuộc bầu cử địa phương diễn ra sau đó, 20.000 cử tri đã viết “Hoan hô Maradona” (Viva Diego) lên lá phiếu, khiến phiếu bầu không hợp lệ.

Những bữa tiệc ăn mừng kéo dài liên tục trong hai tháng. “Với Napoli, vô địch Serie A giống như vô địch World Cup vậy”, Maradona nhớ lại: “Và giờ những kẻ chỉ trích tôi sẽ phải thừa nhận Maradona là số một”.

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Ngày 22 tháng 6 năm 1986, tại sân vận động Azteca ở Mexico City. Trận tứ kết Worldcup giữa Argentina và Anh kết thúc với tỉ số 2-1 nghiêng về Argentina. Trả lời trước truyền thông về bàn thắng dùng tay tinh quái. Maradona đã nói 1 câu kinh điển: bàn thắng đã được ghi “một chút bằng đầu và một chút với Bàn tay của Chúa“.

Sau chiến tích dẫn dắt 1 đội hình “cùi bắp” vô địch Worldcup 1986 tại Mexico – kỳ WC được đánh giá giàu cảm xúc bậc nhất bấy giờ ông được người dân Argentina chào đón như 1 tướng quân thắng trận trở về thành. Tất nhiên rồi ông thuộc về Argentina. Có lẽ ông gần như được sinh ra để làm người đại diện cho lịch sử và tầm quan trọng của bóng đá Nam Mỹ.

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Khoảnh khắc – “Bàn tay của Chúa” – Ảnh: Getty

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

Maradona trong vòng vây 6 cầu thủ Bỉ ở WC 1982 – Ảnh: SI

Sau khi biết tin Maradona qua đời, Tổng thống Argentina, Alberto Fernandez, tuyên bố, nước này sẽ tổ chức quốc tang 3 ngày. Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Naples (Italia) Luigi de Magistris, đã đề xuất đổi tên sân San Paolo của câu lạc bộ Napoli thành SVĐ Diego Maradona.

Liên đoàn Bóng đá Argentina thông báo, Giải VĐQG Argentina – Liga Profesional de Fútbol sẽ được đổi tên thành COPA DIEGO MARADONA. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Argentina, giải vô địch của họ được lấy tên theo một người. Từ giờ về sau, mỗi lần nhắc tới bóng đá Argentina, người hâm mộ trong nước và trên thế giới sẽ nhắc về Maradona. Nhờ đó, tên tuổi của ông sẽ trở thành bất tử!

Bầu trời bóng đá thế giới vừa tiếc nuối tiễn đưa một thiên tài thực thụ của nghệ thuật bóng tròn về cõi vĩnh hằng. Một nghệ sĩ sân cỏ hào hoa, một cậu bé vàng tài ba lẫn tai tiếng trong và ngoài sân cỏ, một đối thủ mà ngay cả FIFA cũng khó xử và quyết định xem trao giải ai mới là “Vua Bóng Đá” thật sự trên thế giới mọi thời đại so với Pele.

Và ngày 25/11 đã “lấy” đi cuộc đời một thiên tài bóng đá thế giới – “Cậu bé Vàng Maradona”, như cái cách ghi bàn bằng tay mà ngay cả Chúa cũng “chấp nhận” đó là bàn thắng có một không hai do duy nhất Diego Armando Maradona ghi được!

Tạ Ơn Chúa đã cho nhân loại một Maradona, và Tạ Ơn “Cậu bé vàng” đã ghi bàn thắng mang danh xưng của…Chúa!

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời

                                                                                  N.M (tổng hợp & đánh giá)

5/5 - (1 bình chọn)
Hải Trần

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Thư
Mr. Thư 0972.636.168
Liên hệ