Khi lắp điều hòa (máy lạnh) người sử dụng thường được thợ tư vấn thiết kế thêm bẫy dầu để máy điều hòa hoạt động ổn định và bền hơn. Vậy bẫy dầu điều hòa máy lạnh là gì ? Tại sao phải bẫy dầu điều hòa ? Cách làm bẫy dầu điều hòa như thế nào ? Cùng Trung tâm mua sắm Trần Đình tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé !
Xem toàn bộ: Tư vấn điều hòa chia sẻ kinh nghiệm chọn mua thông minh – TranDinh
Mục lục
Bẫy dầu điều hòa, máy lạnh là gì?
Bẫy dầu điều hòa, (máy lạnh) là một đoạn ống đồng được uốn thành hình 2 chữ U nối tiếp nhau hoặc 2 chữ U ngược nhau và thường được đặt tại vị trí đường gas để bẫy dầu không cho dầu (dùng để bôi trơn dàn nóng) theo gas về dàn lạnh, tránh làm giảm hiệu năng trao đổi nhiệt và gây hư hại dàn lạnh.
Xem thêm sản phẩm : Điều hòa giá rẻ mẫu mới nhất năm nay được nhiều người lựa chọn
Nguyên lý hoạt động của bấy dầu điều hòa, máy lạnh
Người ta chế tạo bẫy dầu bằng cách lấy một đoạn ống uốn đồng đường hồi (ống to) lắp giữa dàn nóng và dàn lạnh thành dạng “cổ vịt”. Mỗi lần dầu đọng ở “cổ vịt” sẽ bịt kín đường hút, lúc này máy nén sẽ tập trung toàn lực và dễ dàng hút dầu về. Cứ mỗi một độ cao ta sẽ uốn một cái (khoảng 3m thì uốn 1 cái).
Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà (máy lạnh)
Tại sao phải bẫy dầu trên điều hòa (máy lạnh).
Thông thường, khi lắp đặt điều hòa, vị trí dàn nóng sẽ lắp thấp hơn dàn lạnh. Thực tế cho thấy ở một vài địa hình không có vị trí thích hợp, bắt buộc ta phải lắp cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh.
Chính vì như vậy nếu dàn nóng cao hơn dàn lạnh, dầu máy nén hòa tan trong Gas lạnh lỏng sẽ không bay hơi tại dàn lạnh và khó hồi về máy nén, nó sẽ đọng lại trên đường ống và tại dàn lạnh.
Dầu đọng lại ở dàn lạnh sẽ dẫn tới tình trạng làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt tại dàn lạnh, đồng thời công suất của điều hòa cũng giảm theo. Dầu không hồi hết và máy nén lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của máy nén, có thể dẫn tới cháy máy nén.
✯Lưu ý:
- Khi khoảng cách dàn nóng cao hơn dàn lạnh từ 3m trở nên thì thợ thường sẽ phải lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu để hạn chế tình trạng thiếu dầu gây ra bởi lốc ( do không thể hút dầu về ).
- Thông thường bẫy dầu sẽ được đặt tại vị trí đường gas về, với mục đích đọng dầu lại, tạo ra chênh lệch áp suất để lốc nén có thể hút về.
Tác hại của việc không làm bẫy dầu điều hòa (máy lạnh)
Dưới đây là những tác hại của việc không làm bẫy dầu bạn cần biết :
- Gây tắc dầu dàn lạnh: Tắc dầu dàn lạnh thì máy sẽ có tình trạng kém lạnh hoặc lạnh không sâu vì thế bạn sẽ phải tăng công suất làm lạnh lên nhiều nhưng vẫn không cảm thấy mát, máy phải hoạt động công suất lớn gây tốn điện, giảm tuổi thọ.
Gây tắc dầu dàn nóng: Tắc dầu dàn nóng sẽ gây nên tình trạng kém lạnh hoặc mất lạnh hoàn toàn. Nếu chiếc điều hòa mà mất lạnh hoàn toàn thì nó chả còn tác dụng gì nữa.
Gây thiếu dầu block (máy nén): Thiếu dầu tới máy nén sẽ gây ra tình trạng block máy nén bị kẹt và nếu thiếu dầu nặng hơn thì block sẽ bị chết. Máy nén (block nén) là một bộ phận quan trọng nhất trong việc làm lạnh, nếu hư hỏng thì coi như chiếc điều hòa của bạn đã hư hỏng nặng rồi.
Xem thêm sản phẩm : Điều hòa 9000BTU mẫu mới nhất phù hợp với hầu hết diện tích phòng ngủ hiện nay
Cách làm bẫy dầu điều hòa (máy lạnh)
Do kỹ thuật làm bẫy dầu điều hòa này khá là khó, nên chúng tôi khuyến cáo các bạn, nếu như chưa nắm chắc kiến thức thì không nên tự mình làm, mà hãy thuê thợ từ những trung tâm uy tín, đảm bảo, tránh bị tiền mất tật mang.
Bẫy dầu điều hòa cần chuẩn bị những gì?
- Thêm ít nhất 1 mét ống đồng dẫn gas đường hồi phía đầu cục nóng. (Ví dụ: Bình thường nếu bạn không làm bẫy dầu thì khoảng cách ống đồng giữa cục nóng và cục lạnh là 5m, còn nếu bạn lắp thêm hệ thống bẫy dầu điều hòa thì chiều dài ống đồng tối thiểu phải là 6m).
- Dụng cụ uốn ống đồng.
Cách làm bẫy dầu điều hòa đơn giản chỉ với 2 bước
- Bước 1: Khi bạn lắp ống đồng dẫn gas vào cục nóng, bạn uống ống dẫn gas (ống to) đường hồi thành hình chữ U ngược cao hơn cục nóng điều hòa.
- Bước 2: Ướm và thực hiện loe ống, lắp đặt ống dẫn gas vào đầu hồi của cục nóng.
✯ Lưu ý :
Bẫy dầu mục đích là để dầu đọng lại tạo ra chênh lệch áp để lốc nén về, nên chỉ cần lắp ở đường hơi về. Còn trên đường đi ( đường gas lỏng ) đã có bình tách dầu nằm ngay trong Outdoor, nên chỉ cần đường ống đi thẳng để giảm trở lực chứ không cần bẫy dầu.
✯ Tóm lại :
Việc làm bẫy dầu điều hòa rất khó và phức tạp, hãy để người thợ có kinh nghiệm và chuyên môn giúp đỡ bạn trong trường hợp này tránh để tình trạng tiền mất tật mang vừa tốn công sức vừa tốn thời gian tốn chi phí và kết quả đạt được lại không như mong đợi
Các lưu ý khi lắp đặt bẫy dầu điều hòa, máy lạnh
Bẫy dầu điều hòa, máy lạnh thực chất chỉ là một công đoạn trong cả quá trình lắp đặt máy điều hòa, vì thế nếu như bạn không có thời gian để tìm hiểu kiến thức, thì hãy nhờ đến những trung tâm sửa chữa điều hòa.
Ngoài ra, do áp lực của môi chất lạnh và dầu nên dầu có thể bị tách khỏi máy gây tổn thất dầu. Máy nén sẽ hỏng nếu dầu bôi trơn bị ít đi.
Còn với đường ống nhỏ, ngắn thì dầu sẽ quay về máy nén trong một thời gian và phần ngưng đọng cũng nhỏ. Nhưng khi đường dài thì người ta phải bổ sung dầu và lắp đặt bộ tách dầu để nó không lưu chuyển xa gây đọng dầu trên đường ống và thiết bị làm tăng trở lực cũng như khả năng lưu chuyển. Nhiều dầu quá sẽ thay đổi tính chất của môi chất tăng áp suất nén.
Kết luận
Bẫy dầu mục đích là để dầu đọng lại tạo ra chênh lệch áp để lốc nén về, nên chỉ cần lắp ở đường hơi về. Còn trên đường đi ( đường gas lỏng ) đã có bình tách dầu nằm ngay trong Outdoor, nên chỉ cần đường ống đi thẳng để giảm trở lực chứ không cần bẫy dầu.
✯ Làm bẫy dầu điều hòa sẽ tránh được các tình trạng như sau: tắc dầu dàn lạnh, tắc dầu dàn nóng, thiếu dầu block máy.
✯ Bên cạnh đó Quý khách cần lưu ý đến ệc làm bẫy dầu điều hòa rất khó và phức tạp, hãy để người thợ có kinh nghiệm và chuyên môn giúp đỡ bạn trong trường hợp này tránh để tình trạng tiền mất tật mang vừa tốn công sức vừa tốn thời gian tốn chi phí và kết quả đạt được lại không như mong đợi.
Qua nội dung bài viết ” Bẫy dầu điều hòa máy lạnh là gì ? Vì sao nên làm bẫy dầu điều hòa ? Cách làm bẫy dầu điều hòa máy lạnh. Trung tâm mua sắm Trần Đình chúng tôi hy vọng Quý khách có thêm nhiều kiến thức để mua và sử dụng điều hòa một cách an toàn hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm bài viết :
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Bảng mã lỗi điều hòa Fujitsu Inverter | Nội địa...
27/09/2022
25919 views
Ống đồng điều hòa giá bao nhiêu tiền 1 mét?【Bảng...
27/09/2022
18280 views
Điều hòa MITSUBISHI báo lỗi nháy ĐÈN | Sửa thành...
26/09/2022
12669 views
Cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper【Hướng Dẫn】
27/09/2022
10553 views
Bảng kích thước ống đồng điều hòa máy lạnh |...
25/09/2022
9907 views
Điều hoà Daikin chạy một lúc rồi ngắt | Nguyên...
25/09/2022
9451 views
Hướng Dẫn cách KIỂM TRA lỗi điều hòa Sharp |...
27/09/2022
7585 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Dairry
25/09/2022
7347 views