Điều hoà ngày nay đã trở thành những thiết bị không thể thiếu đối với mỗi gia đình, và mỗi khi lắp mới quý khách hàng cần lưu ý nên lắp thêm cho 1 chiếc aptomat cho nó để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Tuy vậy, nếu không am hiểu kỹ thuật chúng ta không biết chọn loại aptomat nào cho phù hợp. Vì thế Trần Đình chia sẻ những lưu ý quan trọng về cách chọn aptoma cho điều hoà dưới đây.
Mục lục
1. Bạn đã biết gì về Aptomat chưa?
Trước tiên để có thể đi đến phần lựa chọn chúng ta cần hiểu Atomat là gì? Tác dụng lớn nhất của nó là gì ? Từ đó chúng ta mới có thể chọn được đúng, chính xác và phù hợp với từng loại điều hoà mà chúng ta sử dụng phải không nào?
1.1. Vậy Aptomat là gì?
Aptomat chính là một thiết bị điện đóng cắt một cách tự động hoàn toàn (người ta còn gọi là cầu dao tự động). Tên tiếng anh của nó là Circuit Breaker – được viết tắt là CB.
Theo ngôn ngữ phong phú của Việt Nam đôi khi kỹ thuật, thợ sửa chữa, thợ điện còn gọi tắt, ngắn gọn là ” Át ”
1.2. Tác dụng quan trọng nhất của Aptomat
Có lẽ nhiều bạn đã biết tác dụng lớn nhất, quan trọng nhất của Aptomat chính là nó có chức năng bảo vệ quá tải và ngắt mạch trong hệ thống điện. Một số sản phẩm Aptomat tiên tiến còn có thêm chức năng bảo vệ chống dòng điện bị rò rỉ hay còn gọi là chống giật.
1.3. Các chỉ số quan trọng cần biết về Aptomat
- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat ( chẳng hạn như: aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.)
- In: Dòng điện định mức. Chẳng hạn như: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.- Ue: Gọi là điện áp làm việc định mức.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Icu: Chính là dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Ics: Chỉ số thể hiện khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Chẳng hạn như cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép
- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.
1.4 Các loại Aptomat hiện có trên thị trường
Nếu phân loại theo cấu tạo sẽ có các loại:
- Aptomat dạng tép MCB
- Aptomat dạng khối MCCB
Nếu phân loại theo chức năng thì sẽ có các loại
- Aptomat thường: MCB, MCCB
- Aptomat chống rò rỉ điện: RCCB; RCBO; ELCB
Phân loại theo số pha hoặc số cực:
- Aptomat 1 pha: 1 cực
- Aptomat 1 pha trung tính (1P N): 2 cực
- Aptomat 2 pha: 2 cực
- Aptomat 3 pha: 3 cực
- Aptomat 3 pha trung tính (3P N): 4 cực
- Aptomat 4 pha: 4 cực
Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch
- Dòng cắt thấp
- Dòng cắt tiêu chuẩn
- Dòng cắt cao
Phân loại theo khả năng chỉnh dòng
- Aptomat có dòng định mức không đổi
- Aptomat chỉnh dòng định mức
2. Vì sao cần phải lắp Aptomat cho điều hoà
Nếu bạn xem những nguyên nhân dưới đây thì chắc chắn trước đây bạn chỉ khuyên mọi người nên lắp Aptomat thôi thì nay sẽ trở thành phải lắp Aptomat cho điều hoà mỗi khi bạn muốn sử dụng điều hoà.
- Điều hoà là thiết bị tiêu thụ điện lớn và cũng là thiết bị điện đắt tiền trong mỗi gia đình, vì thế nếu xảy ra hiện tường rò điện, chập cháy thì ngay lập tức Aptomat sẽ ngắt dòng, đảm bảo an toàn sử dụng cho mỗi gia đình.
- Việc điều hoà được lắp thêm aptomat thì quá trình tháo dỡ, bảo dưỡng – sửa chũa điều hoà trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Bởi chỉ cần đóng Aptomat thì hoàn toàn điều hoà đã được cách điện một cách tuyệt đối. Và quá trình bảo dưỡng, tháo dỡ, sửa chữa diễn ra mà không bị gián đoạn.
- Còn một lý do nữa đó chính là khi bạn không sử dụng điều hoà trong 1 thời gian dài rất thì bạn sẽ ngắt aptomat đảm bảo điều hoà không bị xung điện đột ngột từ mạng lưới điện.
3. Các tiêu chí quan trọng khi chọn Aptomat cho điều hoà
Khi chọn Aptomat thường người ta sẽ chọn theo nguyên tắc như sau:
IB<In<Iz
trong đó:
- IB là dòng điện làm việc lớn nhất của thiết bị cần bảo vệ
- Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn
Các thông số cần quan tâm khi lựa chọn aptomat:
- Dòng điện đi trong mạch điện
- Dòng điện quá tải
- Khả năng thao tác có chọn lọc của aptomat
- Điều kiện làm việc của phụ tải
Trong những thông số trên thì điều kiện làm việc của phụ tải là thông số căn cứ chính để lựa chọn aptomat. Khi có quá tải ngắn hạn thì aptomat không được phép cắt dòng điện chạy qua nó. Qúa tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường, ví dụ như dòng điện khi mở máy động cơ điện hay dòng điện cực đại trong các phụ tải công nghệ.
Dựa vào đặc tính và điều kiện là việc của phụ tải để lựa chọn dòng điện định mức của phần từ bảo vệ bằng 1,25; 1,5 hay lớn hơn so với dòng điện tính toán trong mạch.
4. Chuyên gia hướng dẫn chọn Aptomat phù hợp với từng loại công suất điều hoà
Với kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực điện lạnh, các chuyên gia kỹ thuật của Trần Đình sẽ mách các bạn những loại Aptomat phù hợp nhất như sau:
Nên chọn loại Aptomat 2 cực
Aptomat tương ứng với từng loại công suất điều hoà như sau:
- Điều hòa công suất 9000btu: 3,5 – 4A thì chọn aptomat 8A – 12A
- Điều hòa công suất 12000btu: 4 – 5,5A thì chọn aptomat 10A – 16A
- Điều hòa công suất 18000btu: 6 – 8A thì chọn aptomat 16A – 20A
Tuy nhiên chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng:
Tại sao dòng điện chỉ có 3,5 đến 4A mà lại phải chọn aptomat đến 16A, bởi vì khi máy khởi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy.
5. Kết luận
Như vậy Trần Đình đã chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm rất cần thiết mỗi khi lắp đặt điều hoà. Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về cách chọn aptomat cho điều hòa mà bạn có thể quan tâm. Việc chọn aptomat đúng cho hệ thống điều hòa là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thiết bị. Chúc quý khách hàng có thể sử dụng điều hoà hiệu quả và an toàn!
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Bảng mã lỗi điều hòa Fujitsu Inverter | Nội địa...
27/09/2022
25995 views
Ống đồng điều hòa giá bao nhiêu tiền 1 mét?【Bảng...
27/09/2022
18391 views
Điều hòa MITSUBISHI báo lỗi nháy ĐÈN | Sửa thành...
26/09/2022
12731 views
Cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper【Hướng Dẫn】
27/09/2022
10563 views
Bảng kích thước ống đồng điều hòa máy lạnh |...
25/09/2022
9947 views
Điều hoà Daikin chạy một lúc rồi ngắt | Nguyên...
25/09/2022
9484 views
Hướng Dẫn cách KIỂM TRA lỗi điều hòa Sharp |...
27/09/2022
7622 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Dairry
25/09/2022
7376 views