Khi đang nấu ăn bỗng nhiên bếp từ Faster nhà bạn ngưng hoạt động màn hình hiển thị các mã báo lỗi E1, E2, E3, E4, E5, E6… mà bạn thì chẳng biết mấy mã này là gì, làm sao để khắc phục lỗi? Tham khảo bài viết dưới đây của Tổng kho bếp Trần Đình để biết thêm về những lỗi thường gặp ở trên bếp từ Faster cùng như cách xử lý hiệu quả nhất ngay tại nhà.
Mục lục
- 1 1. Mã lỗi E0: Lỗi không nhận nồi
- 2 2. Mã lỗi E1: Quá nhiệt
- 3 3. Mã lỗi E2: Quá áp hoặc nồi không có thức ăn
- 4 4. Mã lỗi E3: Dòng điện cung cấp quá yếu
- 5 5. Mã lỗi E4: Điện năng quá tải hoặc nhiệt độ nồi quá cao
- 6 6. Mã lỗi E5: Trở cảm biến bị quá nhiệt
- 7 7. Mã lỗi E6: Cảm biến có vấn đề
- 8 8. Mã lỗi EF: Bề mặt bếp đang bị ướt
- 9 9. Mã lỗi ER21: Linh kiện bếp bị quá nhiệt
- 10 10. Mã lỗi U400: Điện áp quá cao
- 11 11. Một số lỗi khác không hiển thị trên bảng điều khiển
1. Mã lỗi E0: Lỗi không nhận nồi
Khi bếp từ thương hiệu Faster hiển thị chữ E0 trên màn hình LED, đó là báo hiệu lỗi thiết bị nấu. Màn hình hiển thị E0 bởi những nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân
- Khi bếp bật nhưng không có nồi trên vùng nấu.
- Nồi nấu không tương thích với bếp từ.
- Kích thước nồi/ chảo không phù hợp với vùng nấu (quá to hoặc quá bé).
– Cách sửa
Để sửa lỗi E0, bạn cần lựa chọn nồi chảo phù hợp với bếp từ. Hãy đặt 1 thỏi nam châm xuống đáy dụng cụ nấu của bạn. Nếu nam châm dính vào đáy nồi, dụng cụ đó tương thích với bếp từ. Ngoài ra khi mua nồi chảo, hãy để ý nhãn sản phẩm xem dụng cụ đó có dành cho bếp từ hay không. Đồng thời, hãy chọn kích thước nồi chảo phù hợp với vùng nấu.
Nếu đặt thiết bị nấu ăn phù hợp lên vùng nấu mà bếp vẫn báo lỗi E0, hãy ngắt nguồn điện trong vòng 30s và khởi động lại. Nếu thực hiện các bước trên mà bếp vẫn bị lỗi, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ cụ thể.
2. Mã lỗi E1: Quá nhiệt
Khi bếp từ hiển thị lỗi E1, đó là lúc nhiệt độ bếp đang quá cao. Nguyên nhân lỗi E1 là vì lý do sau:
– Nguyên nhân:
Bếp từ xuất hiện lỗi E1 khi quá trình nấu nướng diễn ra quá lâu với công suất lớn. Lúc này, quạt gió bị quá tải, làm mát không kịp dẫn đến tình trạng bếp bị nóng. Lúc này, hệ thống cảm biến của bếp sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong.
– Cách sửa
Để khắc phục lỗi E1, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tắt bếp, bỏ dụng cụ nấu ra và kiểm tra nguồn điện.
Bước 2: Kiểm tra và đảm bảo lỗ thông gió thông thoáng, quạt tản nhiệt hoạt động bình thường.
Bước 3: Để bếp nghỉ khoảng 10 phút. Sau khoảng thời gian này, bếp đã tản nhiệt và nguội đi dần. Lúc này, mới khởi động bếp lại và tiến hành nấu nướng.
Nếu sau khi thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi E1, hãy ngắt nguồn điện và liên hệ với bên trung tâm bảo hành, sửa chữa.
3. Mã lỗi E2: Quá áp hoặc nồi không có thức ăn
Bếp từ báo lỗi E2 khi vùng nấu và cảm biến nhiệt độ bị lỗi. Nguyên nhân dẫn đến lỗi E2 là do nguồn điện sử dụng quá cao so với mức cho phép. Cụ thể như sau:
– Nguyên nhân
- Để nồi không lên bếp quá lâu.
- Nồi nấu sử dụng không bắt từ.
- Nhiệt độ trong nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và ảnh hưởng đến thiết bị trong bếp.
- Đường kính nồi quá nhỏ so với vùng nấu.
– Cách sửa
Để sửa lỗi E2, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra dụng cụ nấu ăn, không để nổi trống không lên vùng nấu khi bếp đang hoạt động.
Bước 2: Nếu nhiệt độ trong nồi quá cao, hãy nhấc dụng cụ ra khỏi bếp, để nguội. Sau đó, bạn có thể cẩn thận đặt nồi lên bếp và tiếp tục quá trình nấu nướng.
Bước 3: Sau khi thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi. Lúc này, bạn hãy kiểm tra nguồn điện. Nếu nguồn điện cao hơn 220V, bạn nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định. Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt cần lưu ý ngay điều này để bếp từ có thể hoạt động ổn định. Nếu lắp đặt bếp từ với nguồn điện không ổn định, tuổi thọ thiết bị có thể bị suy giảm.
4. Mã lỗi E3: Dòng điện cung cấp quá yếu
– Nguyên nhân
- Để nồi không lên bếp quá lâu.
- Nồi nấu sử dụng không bắt từ.
- Nhiệt độ trong nồi quá cao, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng và ảnh hưởng đến thiết bị trong bếp.
- Đường kính nồi quá nhỏ so với vùng nấu.
– Cách sửa
Để sửa lỗi E2, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra dụng cụ nấu ăn, không để nổi trống không lên vùng nấu khi bếp đang hoạt động.
Bước 2: Nếu nhiệt độ trong nồi quá cao, hãy nhấc dụng cụ ra khỏi bếp, để nguội. Sau đó, bạn có thể cẩn thận đặt nồi lên bếp và tiếp tục quá trình nấu nướng.
Bước 3: Sau khi thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi. Lúc này, bạn hãy kiểm tra nguồn điện. Nếu nguồn điện cao hơn 220V, bạn nên sử dụng ổn áp để dòng điện ổn định. Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt cần lưu ý ngay điều này để bếp từ có thể hoạt động ổn định. Nếu lắp đặt bếp từ với nguồn điện không ổn định, tuổi thọ thiết bị có thể bị suy giảm.
5. Mã lỗi E4: Điện năng quá tải hoặc nhiệt độ nồi quá cao
Trong quá trình sử dụng, nếu bếp từ Faster có tiếng “tít” gián đoạn, đồng thời màn hình hiển thị E4 thì đó là lúc bếp từ xảy ra lỗi. Lỗi E4 bếp từ tuy không phổ biến, tuy nhiên sẽ xuất hiện trong trường hợp sau:
– Nguyên nhân:
- Thứ nhất: Sử dụng bếp với công suất lớn trong thời gian dài. Bảng điều khiển bếp từ sẽ báo lỗi E4 khi nhiệt độ nồi nấu vượt quá 280 độ C. Tình trạng này xảy ra trong trường hợp bạn đun nấu nồi, chảo trong thời gian dài với nhiệt độ cao liên tục. Từ đó, bếp hoạt động quá tải dẫn đến việc tự ngắt và hiển thị mã lỗi.
- Thứ hai: Lắp đặt bếp sai vị trí. Nếu không lắp đặt bếp từ tại vị trí thông thoáng, thuận tiện cho việc tỏa nhiệt thì lỗi E4 có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Thứ ba: Nguồn điện không ổn định.
- Thứ tư: Do sử dụng bếp từ sai cách. Đây là nguyên nhân chính khiến bếp từ báo lỗi E4. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thiết bị. Đồng thời, không rút điện bếp từ ngay khi vừa đun nấu xong. Hành động này sẽ khiến cho quạt tản nhiệt bếp không hoạt động đủ, làm giảm tuổi thọ của thiết bị nấu.
- Thứ năm: Lỗi linh kiện. Sau một thời gian dài sử dụng trong môi trường cao, linh kiện bếp có thể bị lỗi. Đây là điều khó tránh khỏi.
– Cách sửa
Để khắc phục lỗi E4 của bếp từ, bạn cần thực hiện các thao tác sau:
- Giảm nhiệt và tắt bếp.
- Nhấc nồi nấu ra khỏi bếp.
- Kiểm tra lại dòng điện. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, hãy rút phích và cắm thử vào nguồn khác. Nếu nguồn điện không ổn định, bạn cần lắp thêm ổn áp để quá trình nấu không bị gián đoạn.
- Trong trường hợp do dụng cụ nấu quá nóng, hãy chờ tối thiểu 10 phút để nồi và bếp nguội. Sau đó, bạn mới có thể tiến hành nấu tiếp.
6. Mã lỗi E5: Trở cảm biến bị quá nhiệt
Khi sử dụng bếp từ Faster, nếu trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt, thiết bị sẽ báo lỗi E5. Nếu để tình trạng này kéo dài, các linh kiện bên trong bếp có thể bị tổn hại.
IGBT là linh kiện bán dẫn quan trọng của bếp từ. Chúng có công dụng như công tắc điện tử có khả năng bật, tắt, chuyển đổi và điều khiển nguồn điện. IGBT giúp bảo vệ quá trình nấu ăn diễn ra an toàn, tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ bếp.
– Nguyên nhân
- Do đun nấu nồi chảo trên bếp từ liên tục trong thời gian dài với công suất cao.
- Do bếp từ sinh ra điện áp tự cảm trên mâm nhiệt quá lớn hoặc không chịu được điện tải tối đa của IGBT quá cao.
- Bếp từ đã sử dụng quá lâu, tuổi thọ cao, linh kiện bị hao mòn, hết hạn sử dụng.
– Cách sửa
Bước 1: Để dụng cụ nấu ra khỏi bếp. Tắt bếp và ngắt nguồn điện.
Bước 2: Để bếp nguội trong khoảng từ 10- 15 phút.
Bước 3: Bật bếp và khởi động trở lại.
Nếu thực hiện các bước trên, bếp từ vẫn báo lỗi E5 thì hãy liên hệ ngay với nhà phân phối hoặc bộ phận kỹ thuật chuyên nghiệp để có thể thay thế linh kiện chính hãng với mức giá hợp lý.
7. Mã lỗi E6: Cảm biến có vấn đề
– Nguyên nhân
Khi bếp từ báo lỗi E6, đó là lúc nhiệt độ mạch điện bếp đang cao. Mạch bên trong bếp quá nóng để hoạt động. Ngoài ra, lỗi E6 cũng có thể xảy ra khi quạt tản nhiệt bị trục trặc, không làm mát được mạch và linh kiện bên trong thiết bị. Lỗ thoát khí bị tắc nghẽn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi này.
– Cách sửa
Để sửa lỗi E6, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tắt bếp và nhấc các dụng cụ nấu ra chỗ an toàn.
Bước 2: Kiểm tra quạt tản nhiệt bếp xem nó có hoạt động bình thường không.
Bước 3: Kiểm tra các lỗ thoát khí, thông hơi xung quanh bếp. Đảm bảo chúng không bị bít, tắc.
Bước 4: Đảm bảo môi trường xung quanh bếp hoàn toàn thông thoáng.
Bước 5: Để bếp nghỉ 10-15 phút. Sau khi bếp nguội, bật và sử dụng lại bình thường.
8. Mã lỗi EF: Bề mặt bếp đang bị ướt
– Nguyên nhân:
Khi bếp tứ Faster xuất hiện lỗi EF, tức là lúc đó bề mặt bếp đang bị ướt do nước hoặc thức ăn tràn phím điều khiển.
– Cách sửa
Hãy kiểm tra lại bề mặt của bếp từ, sau đó lau sạch nó để có thể tiếp tục sử dụng bình thường.
9. Mã lỗi ER21: Linh kiện bếp bị quá nhiệt
– Nguyên nhân: Khi bếp báo lỗi ER21, linh kiện thiết bị bếp thiết bị của bếp từ Faster có thể bị quá tải nhiệt.
– Cách sửa: Bạn nên tắt bếp, làm mát và thông thoáng khu vực của bếp nấu, kiểm tra khu vực điều khiển.
10. Mã lỗi U400: Điện áp quá cao
– Nguyên nhân: Trong quá trình sử dụng mà xuất hiện lỗi U400 thì điều này là do điện áp quá cao (có thể >300V), có khả năng nhà bạn đã kết nối nguồn điện sai.
– Cách sửa: bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, sử dụng nguồn điện thích hợp và ổn định.
11. Một số lỗi khác không hiển thị trên bảng điều khiển
- Mặt kính bị nứt vỡ
Nguyên nhân có thể là do va chạm hoặc do đun nấu với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên sử dụng với công suất nhỏ sau đó tăng dần và không nên sử dụng bếp liên tục trong 3h trở lên với công suất lớn.
- Bếp không tắt được
Có thể là do tay bạn hoặc bàn phím đang bị ướt. Hoặc nếu bạn nhấn vào nút khóa thì bếp cũng sẽ không tắt được.
⛔ Lưu ý: Không tự tháo ốc vít hoặc mở bếp ra vì nếu bếp còn thời hạn bảo hành cũng sẽ không được bảo hành, như vậy để đảm bảo chất lượng nguyên bản của bếp.
Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp ở bếp từ Faster, liên quán đến cách dùng và nguồn điện quý khách có thể kiểm tra và thử lại. Các lỗi liên quan đếm mạch điện hay linh kiện, quý khách hàng không nên tự ý sửa chữa mà cần liên hệ trung tâm bảo hành của hãng để được tư vấn. Hi vọng bài viết các mã báo lỗi thường hay gặp của bếp từ Faster của Thiết bị bếp Trần Đình sẽ giúp bạn xử lý nhanh, an toàn các sự cố trong quá trình sử dụng bếp từ.
>>> Xem thêm bài viết tham khảo: Bếp từ Faster dùng có tốt không?
- Cách sử dụng máy rửa bát Elextrolux ESF6010BW - Tháng Mười 5, 2022
- Máy rửa bát Bosch không chạy nguyên nhân [ Khắc phục ] - Tháng Mười 5, 2022
- Máy rửa bát Bosch lỗi E16 nguyên nhân do đâu [ Khắc phục ] - Tháng Mười 5, 2022
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
9 Lỗi bếp từ đang nấu bị ngắt giữa chừng
20/09/2022
3711 views
Hướng dẫn sử dụng chức năng hẹn giờ trên bếp...
20/09/2022
3409 views
Cách sửa bếp từ lỗi E0, E1, E2, E3, E4,...
20/09/2022
2364 views
Bếp từ có tốn điện không?
20/09/2022
2193 views
Hướng dẫn sử dụng bếp từ Canzy
11/02/2023
2069 views
Bếp từ âm có lắp dương được không?
16/02/2023
1771 views
Hướng dẫn sử dụng bếp từ Kaff đúng cách và...
03/10/2022
1666 views
Thông tin kích thước bếp từ phổ biến hiện nay【Chuẩn...
20/09/2022
1648 views