Mô tơ máy hút bụi công nghiệp: Cấu tạo, nguyên lý, vai trò, phân loại, bảng giá

Mô tơ máy hút bụi công nghiệp là gì?” hiện đang là một trong những câu hỏi mà được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất trước khi và sau khi mua máy hút bụi công nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin lẫn kiến thức để mọi người hiểu rõ hơn về bộ phận này.

1. Mô tơ máy hút bụi công nghiệp là gì?

  • Mô tơ hay motor điện, động cơ là bộ phận quan trọng để tạo ra lực hút cho máy hút bụi công nghiệp.
  • Với tốc độ quay càng cao sẽ tạo ra lực hút càng lớn, giúp quá trình vệ sinh sạch sẽ vượt trội so với dọn dẹp truyền thống.
  • Thế nên, để máy hút bụi công nghiệp hoạt động với hiệu suất cao và mạnh mẽ thì không thể thiếu motor được.
  • Ngoài ra, hầu như các động cơ hút đều có thể hoạt động với nguồn điện AC (dòng điện xoay chiều) hoặc DC (dòng điện một chiều).

2. Cấu tạo chung

Cấu tạo của mô tơ máy hút bụi công nghiệp
Cấu tạo chung

Thông thường, mô tơ máy hút bụi công nghiệp đều được cấu tạo chung từ những bộ phận sau:

Stato (Phần tĩnh):

  • Là bộ phận không chuyển động ở trong motor nói chung và mô tơ máy hút bụi công nghiệp nói riêng.
  • Stato được cấu tạo từ một khung thép điện từ nhiều lớp, trên đó quấn một hoặc hai cuộn dây đồng để tạo thành nam châm điện. Nó có hình dạng sao cho nó bao quanh lõi của phần ứng ở hai phía đối diện.
  • Vì cùng một dòng điện chạy qua cuộn kích từ và cuộn dây phần ứng nên nó được gọi là động cơ nối tiếp.
  • Khi dòng điện đi qua các cuộn dây trong phần tĩnh và phần ứng, từ trường sẽ được tạo ra bởi mỗi cuộn dây. Chính việc thu hút hoặc đẩy lùi các trường này sẽ làm cho phần ứng quay ở trong stato.

Roto (Phần ứng, phần động):

  • Bộ phận này được làm bằng lõi thép nhiều lớp, được quấn bằng dây đồng có cách điện tráng men. Các cuộn dây sẽ được gắn vào một cổ góp bằng đồng ở gần 1 đầu của phần ứng.
  • Đây cũng chính là bộ phận sẽ quay tròn khi động cơ điện được cấp năng lượng điện và nó sẽ quay tròn ở trong từ trường được stato tạo ra.

Chổi than:

  • Bộ phận này đóng vai trò tiếp điện cho roto  có thể hoạt động và quay ở trong từ trường được.
  • Tùy mỗi loại mà chổi than máy hút bụi có các hình khác nhau. Chúng chủ yếu được làm từ than đá (carbon) và dây đồng.
  • Bộ phận chổi than sẽ dựa vào một đầu và cổ góp nên sau một thời gian làm việc, chổi than ma sát với cổ góp gây mài mòn và hư hỏng.

Cổ góp:

  • Được cấu tạo từ các thanh đồng riêng lẻ và được định vị theo hình trống. Nó chính là vị trí tiếp xúc của chổi than tại roto để cấp điện cho bộ phận này tiến hành hoạt động quay tròn trong từ trường.
  • Đối với những dòng máy hút bụi công nghiệp không chổi than thì sẽ không có chổi than cũng như cổ góp.

Cuộn dây điện từ:

Là bộ phận ở bên trong motor máy hút bụi thường sử dụng dây đồng để đảm bảo hiệu quả khi vận hành, cũng như giảm sinh nhiệt và gia tăng độ bền cho máy.

Ổ quay:

Bộ phận này có trách nhiệm chính là làm giảm lực ma sát của trục quay roto với phần gối đỡ trên thân động cơ. Việc này giúp động cơ hoạt động được tốt hơn và hạn chế được những tình trạng gia nhiệt nhanh.

Rơ le và cầu chì nhiệt:

  • Để motor máy hút bụi không bị quá tải, hay quá nhiệt dẫn đến tình trạng đoản mạch, cháy nổ thì rơ le nhiệt và cầu chì nhiệt sẽ thực hiện nhiệm vụ ngắt điện khi có sự cố.
  • Từ đó, động cơ điện sẽ được bảo vệ khỏi các hư hỏng và máy hút bụi công nghiệp cũng sẽ hoạt động bền bỉ, tuổi thọ tăng lên.

Quạt:

Cũng được coi là một phần không thể thiếu ở trong mô tơ máy hút bụi công nghiệp. Bởi vì, vỏ quạt và động cơ được chú trọng sản xuất và lắp ráp thành một khối.

3. Nguyên lý hoạt động

Thực tế, Mô tơ máy hút bụi công nghiệp có nguyên lý hoạt động khá đơn giản:

  1. Khi mọi người bật máy, motor sẽ vận hành và làm cho roto quay ở trong từ trường được tạo ra bởi stato (quá trình này được truyền ra ngoài khiến cho cánh quạt quay theo).
  2. Bộ phận quạt trong khoang hút có chức năng hút – đẩy không khí, nhằm tạo ra khoảng chân không bên trong thân máy.
  3. Chính sự chênh lệch áp suất không khí ở trong máy và môi trường ngoài sẽ khiến cho các loại bụi bẩn, rác thải,… hút vào bàn hút và theo ống hút đi vào thùng chứa.

4. Phân loại motor

Trên thị trường hiện nay, mô tơ máy hút bụi công nghiệp thường được sử dụng phổ biến nhất là 3 loại sau:

  • Loại 1000W: Có thể nói đây là loại motor máy hút bụi công nghiệp có công suất nhỏ nhất phù hợp cho máy đơn hoặc dùng cho những máy có công suất lớn với sự kết hợp của nhiều motor. Ngoài ra, còn được sử dụng cho những dòng máy có dung tích thùng chứa khoảng 15 lít.
  • Loại 1500W: Đây là động cơ có mức công suất trung bình của máy hút bụi công nghiệp được trang bị trên phần lớn ở các model có dung tích thùng chứa từ 30 lít. Motor này có lực quay mạnh mẽ với mức giá thành vừa phải.
  • Loại 1800W – 2000W: Nhìn chung, đây là loại motor máy hút bụi có công suất lớn nhất hiện nay. Nó phù hợp cho các dòng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn từ 70 lít sử dụng.

5. Vai trò

  • Có thể nói, mô tơ máy hút bụi công nghiệp có nhiệm vụ tạo ra lực hút nhằm hút bụi bẩn từ bên ngoài vào thùng chứa. Nhờ sử dụng nguồn điện để vận hành thông qua việc chuyển đổi nguồn điện năng thành cơ năng để quay cánh quạt và tạo nên lực hút.
  • Dù được coi là bộ phận đóng giữ vai trò quan trọng nhất, nhưng để cho một chiếc máy hút bụi công nghiệp có thể vận hành tốt nhất thì chỉ động cơ thôi là chưa đủ. Một chiếc máy hút bụi chính là sự kết hợp thống nhất và đồng bộ của rất nhiều bộ phận khác nhau.

6. Bảng báo giá

Hiện nay, motor thông dụng thường được bán với mức giá rơi vào khoảng:

Lưu ý: giá bán motor mà chúng tôi đưa ra dưới đây, chỉ mang tính chất tham khảo và vẫn sẽ có sự khác biệt giữa đơn vị cung ứng cũng như thời điểm mua hàng.

STTLoại motor máy hút bụiGiá tham khảo (VNĐ)
1Motor loại 1000W~910.000
2Mô tơ máy hút bụi công nghiệp 1500W~920.000
3Motor loại 1800W – 2000W~950.000

7. Một số lưu ý giúp tránh tình trạng hư hỏng mô tơ

  • Cần vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng định kì toàn bộ máy để motor luôn hoạt động hiệu quả giúp tránh tình trạng gia nhiệt nhanh dẫn đến hỏng hóc.
  • Không để bộ phận thùng chứa đầy rác hay cửa xả bị tắc. Vì sẽ khiến cho lực hút bị giảm mạnh và khi motor vận hành trong tình trạng này lâu có thể dẫn đến tình trạng quá tải.
  • Nên cho máy nghỉ từ 5 – 10p sau khoảng 30 – 40p hoạt động để máy luôn hoạt động ổn định và bền bỉ.
  • Không được tự ý thay thế các bộ phận trong mô tơ máy hút bụi công nghiệp nếu không có chuyên môn.
5/5 - (1 bình chọn)

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Liên hệ