Bếp từ hiện nay là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Bởi những tính năng công nghệ tiện ích mà nó đem lại trong việc nấu nướng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cũng cần hết sức lưu ý để sử dụng bếp từ đúng cách hiệu quả, an toàn nhé ! Sau đây Tổng kho thiết bị bếp Trần Đình xin gửi đến Quý khách bài viết ” 10 lưu ý khi sử dụng bếp từ, tránh những rủi ro đáng tiếc “.
Mục lục
- 1 1 Nguồn điện cung cấp cho bếp từ phù hợp, ổn định
- 2 2 Lắp đặt bếp từ ở vị trí phù hợp
- 3 3 Sử dụng loại nồi dành cho bếp từ
- 4 4 Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong
- 5 5 Sử dụng mức nhiệt phù hợp, không hoạt động ở mức nhiệt cao trong thời gian dài
- 6 6 Không nên kéo lê vật dụng trên mặt bếp gây trầy xước
- 7 7 Không bật bếp khi không có thức ăn nấu
- 8 8 Vệ sinh bếp từ đúng cách, đảm bảo tuổi thọ cho bếp
- 9 9 Người bị bệnh não và phụ nữ mang thai hạn chế dùng bếp từ nhiều
- 10 10 Nhận biết những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng bếp từ
1 Nguồn điện cung cấp cho bếp từ phù hợp, ổn định
Mỗi dòng bếp từ đều được trang bị những công suất khác nhau. Thông thường bếp từ đơn có công suất dưới 1000W và bếp từ đôi có công suất từ 1200 – 1800W, trong khi bếp từ âm thường 2000W trở lên vì có thể chứa đến 3 hoặc 4 vùng nấu tùy theo sản phẩm.
- Sử dụng nguồn điện phù hợp, ổn định là điều kiện hết sức cần thiết. Việc này giúp bạn tránh được các lỗi chập điện, cháy nổ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Dùng phích cắm điện riêng dành cho bếp từ, đồng thời dây điện chịu được phải có tiết diện tối thiểu từ 0.75mm2.
- Sử dụng thêm ổn áp để ổn định dòng điện trong nhà bạn. Tránh hiện tượng điện áp tăng cao, hoặc hạ đột ngột ảnh hưởng đến các thiết bị khác, gây chập điện cháy nổ mất an toàn.
2 Lắp đặt bếp từ ở vị trí phù hợp
Một vấn đề nhiều người gặp phải đó là vị trí lắp bếp và thường mọi người thường không để ý. Nhưng vị trí lắp bếp cũng chiếm một phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ bền của sản phẩm.
- Nên lắp đặt bếp ở nơi gần nguồn điện chính để nhận được sự ổn định của nguồn điện trong quá trình nấu.
- Nên lắp đặt bếp từ ở những nơi thông thoáng tránh ẩm ướt, không nên lắp đặt sát tường, vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
- Nên những nơi lưu thông không khí, bởi quá trình tản nhiệt của bếp cần nơi thoáng, đảm bảo tuổi thọ của bếp.
- Nên đặt bếp từ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và trần nhà khoảng 100cm.
-Trong trường hợp bếp nhà bạn có không gian nhỏ thì hãy dùng thêm tấm cách nhiệt để vừa giúp bếp hoạt động hiệu quả, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao cho căn bếp.
– Tránh đặt bếp từ ở gần các thiết bị điện tử khác như lò vi sóng, tủ lạnh và tivi. Vì sóng điện từ sẽ phát ra từ các thiết bị này khi hoạt động cùng một lúc, gây ra hiện tượng nhiễu sóng làm ảnh hưởng đến khả năng đun nấu của bếp từ.
– Chính vì vậy, bạn nên đặt bếp từ ở cách xa các thiết bị này từ 1 – 3m để đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp cũng như các thiết bị điện tử khác.
>>> Xem thêm các model sản phẩm : Bếp từ Bosch thế hệ mới
3 Sử dụng loại nồi dành cho bếp từ
Bếp từ rất kén nồi chính vì như vạy bạn cần chọn loại nồi nấu phù hợp, nhất là được làm từ hợp kim sắt, gang, thép hoặc vật liệu có từ tính.
– Trường hợp, nồi thủy tinh và nồi inox vẫn có thể nấu thức ăn nhưng bạn cần phải sử dụng thêm miếng hợp kim sắt lót phía dưới đáy nồi thì bếp từ mới tiếp nhận được.
4 Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong
Nhiều người có thói quen nấu xong là rút điện nay. Điều này chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp từ. Bởi sau khi kết thúc quá trình nấu bếp lúc này có nhiệt độ cao, các linh kiện bên trong nóng. Lúc này quạt tản nhiệt vẫn còn hoạt động để làm nguội các linh kiện bên trong bếp.
– Nếu bạn rút điện ngay lúc nay thì quạt sẽ không hoạt động, phải có thời gian đủ để hệ thống quạt làm nguội bếp, giảm sự tác động của nhiệt đối với tuổi thọ sản phẩm.
– Hãy rút dây nguồn sau khi bạn tắt bếp khoảng 15 – 20 phút nhé!
5 Sử dụng mức nhiệt phù hợp, không hoạt động ở mức nhiệt cao trong thời gian dài
Nhiều người có thói quen muốn nấu nhanh chính vì như vậy luôn nấu ở nhiệt độ công suất cao. Điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp, nếu bạn sử dụng mức nhiệt cao trong thời gian dài.
– Bếp lúc này phải hoạt động với công suất cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đồng thời thói quen này cũng dễ làm cho mặt kính bếp từ dễ bị nứt do giảm tuổi thọ.
6 Không nên kéo lê vật dụng trên mặt bếp gây trầy xước
Bếp từ hiện nay thường sử dụng mặt kính cường lức có khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống trầy xước hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn vô tư kéo lê đáy nồi, xoong chảo trên mặt bếp một cách liên tục thì vẫn tạo ra những vết xước ngoài ý muốn.
– Bên cạnh đó nhiều thiết bị dụng cụ nhà bếp được làm bằng vật liệu kim loại như kéo, thìa và dao cũng đều có thể gây trầy xước trên mặt bếp.
7 Không bật bếp khi không có thức ăn nấu
Quá trình sử dụng bếp từ bạn cũng cần phải chú ý đến nhiều người có thói quên đặt nồi lên bếp bật bếp khi không có thức ăn. Lúc này chức năng cảnh báo sẽ hoạt động cảnh bảo. Việc tắt bật bếp khi nồi không có gì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nồi và gây lãng phí điện năng.
8 Vệ sinh bếp từ đúng cách, đảm bảo tuổi thọ cho bếp
Trong quá trình nấu và sau khi nấu sẽ có nhiều vết dầu mỡ vụn thức ăn vương vãi trên bề mặt của bếp. Chính vì vậy sau khi kết thúc quá trình nấu khoảng 10 phút khi bề mặt bếp đã nguội bạn nên dùng khăn mềm, hay dụng cụ vệ sinh bếp để vệ sinh bếp.
Nếu bạn không vệ sinh ngay sau đó những vết bẩn, dầu mỡ này có thể bám chặt lên bề mặt của bếp ảnh hưởng đến những lần nấu sau. Ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt, hiệu suất của bếp.
9 Người bị bệnh não và phụ nữ mang thai hạn chế dùng bếp từ nhiều
Khi hoạt động, bếp điện từ sẽ tạo ra sóng từ trường xung quanh phạm vi hoạt động của nó. Lượng từ trường này có thể ảnh hưởng đến những người bị bệnh não và phụ nữ mang thai (nhất là thai nhi). Do đó, hai đối tượng này cần hạn chế sử dụng bếp từ để nấu nướng hoặc tránh lại gần khi bếp đang hoạt động.
10 Nhận biết những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng bếp từ
Trong quá trình nấu, bếp từ có thể gặp phải một số tình trạng khiến cho công việc nấu nướng của bạn bị ảnh hưởng về mặt thời gian hoặc mức độ chín của thực phẩm. Chẳng hạn, một số lỗi như sau:
- Bếp tự động tắt: Có thể điện áp vào bếp từ vượt mức an toàn, hoặc nhiệt độ nồi quá cao, nên bếp có xu hướng tự động tắt để không gây nguy hiểm cho người dùng.
- Bếp không làm nóng nồi nấu: Có thể do điện áp bị yếu khi cấp vào bếp hoặc jack cắm bị lỏng, hay chọn nồi nấu không phù hợp.
- Mặt bếp sinh nhiệt cao trong quá trình đun nấu: Nguyên nhân có thể do điện áp tăng đột ngột, trở cảm biến bị quá nhiệt hoặc bạn điều chỉnh nhiệt độ cao để nấu trong khoảng thời gian dài.
- Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại.
- Xuất hiện tiếng kêu bất thường khi hoạt động.
Kết luận: Trên đây là 10 lưu ý khi sử dụng bếp từ mà Tổng kho thiết bị bếp Trần Đình chúng tôi chia sẻ gửi đến Quý khách. Chúc Quý khách có thêm nhiều kiến thức để sử dụng bếp từ một cách an toàn hiệu quả. Xin cảm ơn !
>>> Xem thêm bài viết: Cách chọn mua bếp từ phù hợp với không gian bếp
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
9 Lỗi bếp từ đang nấu bị ngắt giữa chừng
20/09/2022
3711 views
Hướng dẫn sử dụng chức năng hẹn giờ trên bếp...
20/09/2022
3409 views
Cách sửa bếp từ lỗi E0, E1, E2, E3, E4,...
20/09/2022
2364 views
Bếp từ có tốn điện không?
20/09/2022
2193 views
Hướng dẫn sử dụng bếp từ Canzy
11/02/2023
2069 views
Bếp từ âm có lắp dương được không?
16/02/2023
1771 views
Hướng dẫn sử dụng bếp từ Kaff đúng cách và...
03/10/2022
1666 views
Thông tin kích thước bếp từ phổ biến hiện nay【Chuẩn...
20/09/2022
1648 views