Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu? Quy trình bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu? Quy trình bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu những kiến thức về bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh qua bài viết dưới đây:

1. Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu

Sữa mẹ sau khi vắt ra nếu được bảo quản đúng cách sẽ giữ nguyên dưỡng chất, các kháng thể cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Việc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc vào cách bạn bảo quản trong tủ lạnh.

Theo đó, sữa mẹ được vắt ra chưa sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì càng nhanh hỏng, nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ càng để được lâu hơn. Cụ thể:

– Đối với nhiệt độ phòng ( trên 29 độ C) thì sữa mẹ có thể để tối đa 1 giờ

– Nhiệt độ phòng có máy lạnh dưới 26 độ C có thể bảo quản tối đa là 6 giờ.

– Dùng túi đá khô để vận chuyển sữa có thể bảo quản tối đa là 24 giờ.

– Trữ sửa trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản sữa tối đa là 48 giờ.

– Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ có 1 cửa có thể bảo quản tối đa là 2 tuần.

– Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh loại có 2 cửa, có cửa riêng của ngăn đá thì có thể bảo quản tối đa được 3 tháng

– Còn nếu mẹ dùng tủ đông chuyên dụng ( loại tủ lạnh dùng riêng để trữ thức ăn đông) thì có thể bảo quản sữa tối đa được 6 tháng.

Do đó, việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh trong gia đình bạn.

2. Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ và quy trình bảo quản

Cách vắt sữa mẹ để bảo quản

Khi trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:

– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay vắt sữa và bầu vú mẹ trước khi vắt.

– Nên vắt sữa thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

– Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.

– Không lưu trữ lại phần sữa bé uống dư.

– Không hòa chung sữa đã trữ đông (trong tủ lạnh) với sữa mới vắt.

Lưu ý: Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Do đó, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:

– Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.

– Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.

– Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.

– Để ráo dụng cụ hút sữa, đụng sữa tự nhiên.

– Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Thông thường, mẹ sẽ vắt sữa thành nhiều bình mỗi lần trữ trong tủ lạnh để tiện dùng dần. Vì vậy, mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa để tiện quản lý, theo dõi dễ dàng hơn, bao gồm các thông tin như:

– Ngày vắt.

– Đánh số thứ tự sử dụng.

– Thống kê bao nhiêu ml.

– Có hướng dẫn rã đông nếu cần thiết.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

3. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách

Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt

Nếu vắt sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ (dưới 3 tiếng) thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch.

Quan sát có thể thấy sữa mẹ sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, bạn xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, tuyệt đối không khuấy hoặc lắc mạnh.

Sau đó có thể cho trẻ uống từ cốc hoặc bình, dùng đủ lượng bé uống một bữa. Nếu dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa.

Cách rã đông sữa mẹ

  • Nếu bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để hết lạnh ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.
  • Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40 độ C. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.

Cách rã đông sữa mẹ

 Hâm sữa từ từ để rã đông

Lưu ý:

Hâm nóng sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột sẽ làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.

Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.

Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi, ảnh hưởng đến trẻ.

4. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Thông thường, sữa mẹ trữ lạnh sau khi rã đông sử dụng có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể là hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. Sữa rã đông có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo.

Đây là điều hoàn toàn bình thường, quan trọng nhất là thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh luôn được đảm bảo như phía trên đã đề cập.

Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Màu sắc sữa rã đông có thể hơi khác sữa vừa vắt

Kết luận: Như bài viết đã phân tích: Sữa mẹ bảo quản tủ lạnh được bao lâu là phụ thuộc vào tính năng tủ lạnh nhà bạn cũng như quy trình bảo quản dài ngày hay ngắn ngày. Bạn tham khảo và đưa ra quy trình bảo quản hiệu quả nhất nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bãi viết. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn, Chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết:

>>Để quần bò trong tủ lạnh bao lâu?

5/5 - (1 bình chọn)
Hải Trần

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Thư
Mr. Thư 0972.636.168
Liên hệ