Cách khắc phục máy sấy quần áo Electrolux không quay – Hiện nay có rất nhiều mẫu máy sấy quần áo được bán trên thị trường, Trần Đình hiện có các máy sấy quần áo dùng cho các bạn vào mùa ẩm ướt sấy quần áo nhanh chóng để kịp sử dụng. Sau đây mời các bạn tìm hiểu về cách khắc phục máy sấy quần áo Electrolux không quay qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 1. Nguyên nhân máy sấy quần áo Electrolux không quay – không hoạt động
- 2 2. Cách khắc phục tình trạng máy sấy Electrolux quần áo khôn g quay – không hoạt động
- 3 3. Lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux tốt nhất
- 3.1 Vắt khô trước khi sấy
- 3.2 Rũ quần áo trước khi sấy
- 3.3 Cho lượng quần áo vừa đủ để sấy
- 3.4 Không nên cho quá nhiều đồ
- 3.5 Sử dụng giấy thơm
- 3.6 Chọn chế độ phù hợp
- 3.7 Không nên cho thêm đồ ướt khi đang sấy
- 3.8 Đóng cửa khi máy đang hoạt động
- 3.9 Không sấy quần áo quá khô
- 3.10 Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô
- 3.11 Bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn
- 3.12 Không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy Electrolux
- 3.13 Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên
1. Nguyên nhân máy sấy quần áo Electrolux không quay – không hoạt động
Máy sấy quần áo Electrolux bị đứt dây curoa & hỏng bánh tỳ
Nếu bạn có nghe thấy tiếng động cơ máy sấy Electrolux chạy mà lồng sấy vẫn đứng im không quay thì 99% bộ phận dây curoa và bánh tỳ máy sấy quần áo Electrolux đã bị hư hỏng. Nguyên nhân khiến 2 bộ phận này hư hỏng đó chính là việc bạn thường xuyên sử dụng máy sấy quá tải trong thời gian dài. Và dương nhiên, thời gian sẽ làm bào mòn 2 bộ phận dẫn động này.
Máy sấy Electrolux quần áo bị hỏng tụ điện
Trong trường hợp lồng sấy không quay và bạn cũng không nghe thấy tiếng “vo ve” của động cơ thì khả năng cao thiết bị khởi động Motor đã bị hư. Tụ điện sẽ kích động cơ máy sấy Electrolux khi hoạt động, giúp động cơ hoạt đồng ổn định.
Máy sấy quần áo Electrolux bị lỗi mạch điều khiển
Mạch điều khiển trung tâm được ví như bộ não của con người. Bộ phận này giám sát và điều khiển mọi hoạt động của máy sấy. Nếu main board điều khiển của máy bị lỗi sẽ làm gián đoạn quá trình làm việc của động cơ (mạch điều khiển không cấp lệnh xuống động cơ) mà đương nhiên lồng sấy sẽ không quay khi động cơ không làm việc đúng không nào.
Máy sấy Electrolux quần áo bị lỗi khóa cửa
Nếu bạn chưa đóng chặt cửa máy sấy trước khi bấm khởi động thì chắc chắn lồng sấy sẽ không quay bởi bộ phận khóa cửa chưa làm việc. Nếu bạn chắc chắn là cửa máy sấy quần áo đã được đóng chặt mà máy sấy quần áo Electrolux vẫn không quay lồng thì phần lớn là bộ phận khóa cửa của máy đang bị lỗi.
2. Cách khắc phục tình trạng máy sấy Electrolux quần áo khôn g quay – không hoạt động
Kiểm tra bộ phận khóa cửa máy sấy quần áo Electrolux
Bạn hãy kiểm tra và chắc chắn rằng cửa máy sấy đã được đóng chặt. Nếu tình trạng này liên quan đến khóa cửa thì quá đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự mua khóa và thay thế mà không cần gọi thợ.
Kiểm tra & thay thế bánh tỳ và dây curoa máy sấy Electrolux
Để kiểm tra bộ phận bánh tỳ, dây curoa máy sấy Electrolux , bạn cho máy hoạt động: Nếu lồng máy sấy quay nhẹ và động cơ máy vẫn hoạt động (có tiếng “vo ve” của động cơ) nhưng lồng không quay rất có thể dây curoa đã bị đứt hỏng hoặc bị lỏng, bánh tỳ gặp vấn đề. Trường hợp này bạn có thể mua dây và bánh tỳ mới và tiến hành thay thế, hoặc gọi đến thợ kỹ thuật để được hỗ trợ.
Kiểm tra & thay tụ khởi động máy sấy Electrolux
Muốn kiểm tra tụ hoặc động cơ của máy sấy Electrolux có gặp vấn đề hay không. Bạn hãy cho máy chạy để biết được chính xác nguyên nhân là gì. Dùng vật chèn vào công tắc cửa máy sấy, dùng tay quay nhẹ lồng sấy, nếu máy vẫn chạy đồng nghĩa với việc tụ bị yếu. Với trường hợp máy sấy quần áo không chạy rất có thể động cơ của máy đã hỏng và cần được thay thế. Trường hợp này chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với các trạm bảo hành hoặc các Trung tâm sửa máy sấy quần áo uy tín gần nhất để được hỗ trợ thay thế.
Kiểm tra & xử lý Main board điều khiển
Nếu bạn đã chắc chắn rằng lỗi máy sấy quần áo không quay, không chạy là không phải do 1 trong 3 nguyên nhân phía trên thì 99% lỗi này là do bộ phận mạch điều khiển. Trường hợp mạch điều khiển bị lỗi sẽ không cấp lệnh để động cơ làm việc. Do tính chất phức tạp cũng như mức độ chuyên môn cao, chúng tôi khuyên bạn nên liên lạc với kỹ thuật viên chuyên sửa máy sấy quần áo để được tư vấn trợ giúp.
3. Lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux tốt nhất
Vắt khô trước khi sấy
Chỉ cho quần áo đã được giặt sạch và vắt khô vào máy sấy Electrolux, nếu dùng máy giặt thì chọn chế độ vắt cao nhất. Quần áo càng ướt thì thời gian sấy càng lâu, mà máy sấy thì rất tốn điện.
Rũ quần áo trước khi sấy
Hãy rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.
Cho lượng quần áo vừa đủ để sấy
Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng.
Không nên cho quá nhiều đồ
Tuy nhiên cũng không được để máy sấy Electrolux bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng, hơn nữa quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh hơn và giảm nhăn.
Sử dụng giấy thơm
Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo (dryer sheet/fabric softener sheet), cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo, nếu không lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.
Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.
Chọn chế độ phù hợp
Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 – 60 – 120 – 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. Nói chung ngay từ khâu giặt quần áo bạn đã phải phân loại quần áo, sau đó đưa vào máy sấy, chất liệu quần áo khác nhau sẽ cần được sấy khác nhau. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.
Không nên cho thêm đồ ướt khi đang sấy
Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.
Đóng cửa khi máy đang hoạt động
Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy, mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.
Không sấy quần áo quá khô
Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, nên sấy ở chế độ thấp.
Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô
Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.
Bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn
Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.
Không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy Electrolux
Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy Electrolux bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…. Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hóng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.
Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên
Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
^^ Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết , hy vọng những điều chúng tôi chia sẻ bên trên mang lại cho các bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm sản phẩm máy sấy quần áo bán chạy
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Lỗi thường gặp trên máy sấy Candy
11/02/2023
2640 views
Máy sấy Electrolux báo lỗi LOC【Nguyên nhân & Khắc phục】
05/10/2022
2431 views
Cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chuẩn nhất
05/10/2022
2373 views
Hướng dẫn sử dụng máy sấy Electrolux EDV7552【Chuẩn nhất】
05/10/2022
1938 views
Máy sấy Electrolux bị kêu [ NGUYÊN NHÂN & KHẮC...
05/10/2022
1355 views
Cách khắc phục lỗi FiL-tEr trên máy sấy Samsung
08/02/2023
1147 views
Chính sách bảo hành máy sấy Whirlpool
10/02/2023
993 views
So sánh máy sấy Electrolux thông hơi và ngưng tụ
05/10/2022
756 views