Cách làm khô giầy bằng máy sấy quần áo – Mùa mưa ẩm ướt giặt giày lâu khô các bạn có thể sử dụng máy sấy quần áo hong khô giày. Sau đây mời các bạn tìm hiểu về cách làm khô giầy bằng máy sấy quần áo qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 1. Cách làm khô giày bằng máy sấy quần áo
- 2 2. Các bước làm khô giầy bằng máy sấy quần áo
- 3 3. Lưu ý khi làm khô giày bằng máy sấy quần áo
- 3.1 Làm khô giày bằng máy sấy – Tránh cho giày quay tự do trong máy sấy
- 3.2 Sử dụng chế độ sấy khô bằng không khí để tránh làm giãn giày
- 3.3 Không nên sấy giày chất liệu mềm mỏng bằng máy sấy quần áo
- 3.4 Làm khô giày bằng máy sấy – Khắc phục hiện tượng cong vênh giày sau sấy
- 3.5 Làm khô giày bằng máy sấy hạn chế sấy giày bằng máy sấy
- 4 4. Lưu ý
1. Cách làm khô giày bằng máy sấy quần áo
Kiểm tra chất liệu giày
Một trong những yếu tố quyết định bạn có nên chọn phương pháp làm khô giày bằng máy sấy quần áo hay không chính là chất liệu giày.
Những đôi giày có phần thân được làm từ chất liệu canvas bạn có thể dễ dàng làm khô bằng máy sấy với điều kiện phần đế không được làm từ cao su đặc hoặc chất liệu gel chuyên dụng cho vận động viên thể thao.
Giày da cũng không phải loại giày phù hợp để làm khô bằng máy sấy quần áo. Cơ chế làm khô của máy sấy có là sử dụng nhiệt năng, nhiệt độ cao có thể làm hỏng phần da giày và chuyển động trong lúc sấy sẽ làm hỏng hình dáng giày, khó sửa chữa.
Vì thế, thay vì làm khô bằng máy sấy quần áo, những loại giày thể thao chuyên dụng, giày da, giày đế cứng bạn nên chọn những phương pháp làm khô thông thường hoặc mang đến các cơ sở vệ sinh giày chuyên nghiệp để được xử lý làm khô đúng quy trình, đảm bảo màu sắc, chất liệu của đôi giày.
Loại giày nào bạn có thể làm khô bằng máy sấy quần áo?
Những loại giày có thể làm khô bằng máy sấy quần áo:
- Giày có phần thân được làm từ vải canvas, sợi tổng hợp polyester
- Phần đế làm từ cao su tổng hợp, chất nhẹ
Những loại giày không nên làm khô bằng máy sấy quần áo:
- Giày vải mỏng, giày sandal, giày làm từ chất liệu da tự nhiên, da lộn, giày thể thao chuyên biệt có nhiều chi tiết được thiết kế dành cho vận động viên chuyên nghiệp
- Phần đế làm từ cao su đúc đặc, dày, trọng lượng nặng hoặc làm bằng những vật liệu đặc biệt như gel, xốp chịu lực…
Chuẩn bị giày trước khi sấy khô bằng máy sấy quần áo
Trước khi để giày vào máy sấy để tiến hành làm khô giày bằng máy sấy quần áo, bạn nên tháo hết dây buộc giày ra và nhồi giấy báo hoặc khăn khô vào bên trong giày. Giấy báo, khăn khô không chỉ giúp hút ẩm cho giày rất tốt mà còn hỗ trợ giữ đúng form giày.
Mũi giày và gót giày là 2 phần dễ bị nứt gãy khi làm khô giày bằng máy sấy quần áo, bạn nhớ nhồi giấy thật kỹ để đảm bảo form dáng cho đôi giày không bị đổi sau khi sấy xong.
Treo giày vào máy và đóng dây buộc vào cửa máy sấy
Giày đã sẵn sàng để sấy, bạn dùng dây giày xỏ vào 2 lỗ trên cùng của giày, móc vào cửa máy sấy và đóng lại. Bạn cũng có thể cho hẳn giày vào lồng sấy, để giày nằm với phần đế hướng vào trong, cổ giày hướng ra ngoài. Với cách này bạn nên để thêm khăn dày vào để sấy chung giúp hạn chế tiếng ồn của giày lăn trong lồng giặt khi máy hoạt động.
Chuyển máy sấy sang chế độ sấy khô bằng không khí
Tuy bạn có thể chọn chế độ thường để làm khô giày bằng máy sấy quần áo, tuy nhiên Cleanipedia khuyến khích bạn hãy chọn chế độ sấy khô bằng không khí để hạn chế tối đa nhiệt độ gây hỏng giày. Chế độ sấy bằng không khí cũng có hiệu quả làm khô giày nhanh như chế độ thường nhưng an toàn với giày hơn nhiều.
Sấy giày trong 20 phút và kiểm tra
Khoảng thời gian lý tưởng để làm khô giày bằng máy sấy quần áo là khoảng 20 phút. Hết thời gian sấy, bạn mở máy kiểm tra xem giày đã hoàn toàn khô chưa. Nếu vẫn còn ẩm, bạn có thể sấy thêm một chút nữa tầm 10 phút, không nên sấy giày quá lâu khiến chất liệu nhựa trong đế dày khô giòn dễ gãy nứt.Sử dụng máy sấy quần áo giá rẻ làm khô giày giúp tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, hơn nữa không hề tốn kém thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với nhiều loại giày như sneaker da lộn, giày tây da lộn… Nhiệt độ cao của máy sấy giá rẻ có thể làm hỏng, bong tróc lớp da dày.
2. Các bước làm khô giầy bằng máy sấy quần áo
Bước 1: Xem thiết kế, chất liệu của giày
- Nếu đôi giày của bạn làm từ chất liệu vải tổng hợp, cotton và không có đế cứng, đế gel (có đệm khí) thì có thể cho vào máy sấy quần áo.
- Còn đối với những đôi giày như giày da, guốc, giày thể thao, giày thể thao nữ, giày thể thao nam có đế gel thì tốt nhất là bạn đừng nên bỏ vào máy sấy quần áo.
Bước 2: Vệ sinh giày sơ để loại bỏ bùn đất
Bạn có thể để giày dưới vòi nước để làm loại bỏ bớt đi bụi bẩn hoặc dùng khăn ướt lau bề mặt giày.
Bước 3: Tháo dây giày nhưng không tháo hết
Tháo dây giày và hãy nhớ chừa lại một khoảng dây như hình minh hoạ nhé.
Bước 4: Cho một ít khăn hoặc vải vào máy sấy quần áo
- Cho khăn hoặc vải vào máy sấy vừa giúp bảo vệ giày của bạn vừa tránh va đập gây hư hỏng máy sấy.
- Bạn có thể sử dụng chế độ sấy quần áo của máy giặt để sấy giày của mình.
Bước 5: Đặt giày vào tủ sấy
Đặt hai chiếc giày cạnh nhau và mũi giày hướng lên trên, phần đế giày thì đặt áp vào bên trong cửa máy sấy.Bạn để dây giày lòi ra ngoài cửa máy sấy, sau đó đóng chặt cửa máy sấy lại để tránh dây bị tuột ngược vô bên trong máy.
Lưu ý: Nếu như bạn không làm cách này, mà bỏ giày vô máy sấy thì giày có thể làm hư máy khi va đập hoặc giày sẽ bị hỏng.
Bước 6: Sấy giày
Sau thời gian 60 phút bạn hãy mở máy sấy ra kiểm tra giày đã khô chưa. Nếu chưa thì bạn cứ tiếp tục sấy giày nhé.
3. Lưu ý khi làm khô giày bằng máy sấy quần áo
Làm khô giày bằng máy sấy – Tránh cho giày quay tự do trong máy sấy
Nếu đã từng cho giày vào máy sấy thì hẳn bạn đã nghe thấy tiếng chúng va chạm khi máy sấy hoạt động.
Bạn không nên thả giày tự do trong máy sấy vì sự va chạm liên tục có thể khiến bên trong máy sấy và mặt ngoài của giày bị hư hỏng.
Nếu không thể treo giày vào cửa máy sấy bằng dây giày thì bạn hãy cho chúng vào túi giặt, sau đó cho túi giặt vào máy sấy cùng với một vài chiếc khăn để hạn chế tối đa va đập.
Sử dụng chế độ sấy khô bằng không khí để tránh làm giãn giày
Nếu muốn sấy giày bằng máy sấy giá rẻ, bạn nên lựa chọn chế độ sấy khô bằng không khí để tránh làm giãn giày.
Mặc dù vậy, cũng rất khó để nói trước được là nhiệt độ của máy sấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giày.
Tùy thuộc vào chất lượng và chất liệu của giày mà việc sấy giày bằng máy sấy có thể khiến giày bị kéo giãn hoặc co lại.
Cách tốt nhất là bạn nên treo giày lên dây phơi quần áo hoặc để giày lên giá phơi và đợi khoảng 1 đến 2 ngày cho khô.
Nếu có thể, bạn phơi giày dưới ánh nắng mặt trời để khử trùng là tối ưu nhất.
Không nên sấy giày chất liệu mềm mỏng bằng máy sấy quần áo
Giày vải mềm, thường dễ mất form bạn không nên áp dụng cách làm khô giày bằng máy sấy quần áo.
Giày vải mềm hợp với giặt tay và phơi khô tự nhiên ngoài trời hơn.
Với loại giày này, cách phơi giày trong bóng râm mát để giày khô từ từ là lựa chọn tốt nhất để bảo quản màu sắc tốt hơn.
Làm khô giày bằng máy sấy – Khắc phục hiện tượng cong vênh giày sau sấy
- Khi hoàn thành công đoạn sấy khô giày bằng máy sấy, bạn hãy nhanh chóng mang giày ra ngoài, chọn chỗ thoáng mát cho giày nguội bớt.
- Đừng vội rút lớp giấy, khăn lót định hình bên trong giày, hãy lấy ra khi không còn hơi nóng trên bề mặt giày.
- Nếu giày có hiện tượng cong vênh, bạn hãy thử dùng tay nắn lại hoặc tìm vật nặng đè lên để lấy lại form dáng.
Làm khô giày bằng máy sấy hạn chế sấy giày bằng máy sấy
Trên thực tế, máy sấy quần áo giá rẻ không phù hợp để làm khô giày.
Phương pháp làm khô giày bằng máy sấy quần áo chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bất khả kháng như thời tiết mùa mưa luôn ẩm ướt hoặc bạn cần gấp giày khô để ra ngoài.
Để giày không bị hỏng vải, hỏng da, bong tróc đế giày, tốt nhất bạn nên mang giày đến cơ sở vệ sinh chuyên nghiệp để được tư vấn cách làm khô thích hợp và xử lý những vết bẩn cứng đầu.
Có thể giày sẽ không bị hư hại nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới sấy khô chúng bằng máy sấy.
Tuy nhiên, nếu sấy nhiều thì thân giày và đế giày sẽ bị co lại hoặc giãn ra.Nếu có thể thì bạn nên phơi giày và sấy giày bằng máy xen kẽ nhau.
Lưu ý: Để đảm bảo giày được vệ sinh sạch sẽ, bạn có thể giặt giày bằng máy giặt và quay khô để loại bỏ bớt lượng nước thừa trước khi cho chúng vào máy sấy.
4. Lưu ý
Bạn chắc chắn sẽ cần máy sấy chất lượng từ một thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy.
Bạn nên nhét giẻ, khăn hay một miếng vải vào bên trong giày khi sấy.
Bạn cần nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ để làm đôi giày mất đi vết bẩn.
Bạn sẽ cần một số khăn với kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau khi làm theo các bước làm khô giày trong máy sấy.
^^ Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết , hy vọng những điều chúng tôi chia sẻ bên trên mang lại cho các bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm sản phẩm máy sấy quần áo bán chạy
Xem thêm
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Lỗi thường gặp trên máy sấy Candy
11/02/2023
2640 views
Máy sấy Electrolux báo lỗi LOC【Nguyên nhân & Khắc phục】
05/10/2022
2432 views
Cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chuẩn nhất
05/10/2022
2373 views
Hướng dẫn sử dụng máy sấy Electrolux EDV7552【Chuẩn nhất】
05/10/2022
1938 views
Máy sấy Electrolux bị kêu [ NGUYÊN NHÂN & KHẮC...
05/10/2022
1356 views
Cách khắc phục lỗi FiL-tEr trên máy sấy Samsung
08/02/2023
1147 views
Chính sách bảo hành máy sấy Whirlpool
10/02/2023
994 views
So sánh máy sấy Electrolux thông hơi và ngưng tụ
05/10/2022
756 views