Bạn thường nghe cách gọi “máy điều hoà”, hoặc “máy lạnh” mà chưa hiểu gọi sao là đúng nhất. Vậy: Máy điều hoà là gì? Máy lạnh là gì? Hãy cùng Điện Máy Trần Đình tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây bạn nhé:
Mục lục
Máy điều hoà là gì?
Máy điều hòa là một loại máy có chức năng điều hòa không khí được đặt trên tường. Máy điều hòa mang đến 2 khả năng sử dụng: Thứ nhất là tạo ra không khí làm mát, thứ 2 là sưởi ấm. Còn gọi là điều hoà 1 chiều và điều hoà 2 chiều
Máy điều hòa cũng giúp kiểm soát độ ẩm và điều kiện không khí và giữ nhiệt độ trong nhà rất dễ chịu. Thuật ngữ điều hòa có nghĩa là thay đổi các tính chất của không khí như: nhiệt độ và độ ẩm,… để không gian sống của bạn trở nên thân thiện và hoàn hảo hơn.
Máy điều hoà gồm điều hoà 1 chiều và điều hoà 2 chiều
Máy lạnh là gì?
Thực chất máy lạnh chính là định nghĩa thiếu của điều hòa. Máy lạnh là điều hoà 1 chiều (chỉ có chức năng làm lạnh).
Điều hòa và máy lạnh có khác nhau không?
Tóm lại: Máy lạnh là cách gọi cho điều hoà 1 chiều tức là chỉ có chức năng làm lạnh, cách gọi này phổ biến ở người miền Nam ở nước ta.
Trong khi đó, máy điều hoà là cách gọi của người miền Bắc, máy điều hoà gọi cho chung cho điều hoà 1 chiều (làm mát) và điều hoà 2 chiều (vừa làm mát vừa sưởi ấm).
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hoà
Cấu tạo của máy lạnh
Thông thường, cấu tạo của máy lạnh được chia thành 2 phần bao gồm khối trong nhà và khối ngoài phòng (hay còn được gọi là cục nóng và cục lạnh)
Khối trong phòng (cục lạnh)
> Các ống đồng uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn lá nhôm dày: Có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài.
> Lưới lọc bụi: Chặn lại hết tất cả bụi bặm, vi khuẩn. Giúp không khí trong lành, sạch sẽ.
> Bộ vỏ nhựa bao bọc bên ngoài: Bảo vệ các bộ phận bên trong máy, khả năng cách điện bảo vệ người dùng, có nhiều thiết kế và hình dáng mang tính thẩm mỹ cao.
> Bộ cánh vẫy và mô-tơ vẫy: Giúp đảo gió đưa không khí lạnh trải khắp căn phòng.
> Ống dẫn nước thải: Trong quá trình sử dụng, hơi nước ngưng tụ và hóa lỏng bên trong máy lạnh. Công dụng của ống dẫn nước thải chính là đưa lượng nước dư thừa từ trong máy lạnh đi ra ngoài.
> Bộ bo mạch điều khiển: Được xem là bộ não của máy lạnh, điều khiển mọi hoạt động của thiết bị.
> Bo mạch hiển thị: Thường sẽ hiển thị nhiệt độ mà máy lạnh đang hoạt động.
> Van tiết lưu: Có tác dụng hạ áp suất khí gas khi gas đi qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ chuyển thành dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp để máy lạnh thổi ra phòng.
Khối ngoài phòng (cục nóng)
> Lốc máy lạnh (máy nén): Hút chân không ngoài bên ngoài dàn lạnh, nén khí gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt đạt hiệu quả tốt nhất.
> Quạt dàn lạnh: Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để nhiệt được hấp thụ tốt hơn. Nếu quạt chạt yếu hoặc không chạy, máy lạnh sẽ không làm mát.
> Quạt dàn nóng: Thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp xả nhiệt ra môi trường một cách hiệu quả nhất.
> Ống dẫn ga: Thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa để dẫn gas từ dàn lạnh đến dàn nóng.
> Tụ điện: Giúp động cơ điện của máy nén hoạt động.
> Khung vỏ bên ngoài: Được thiết kế bằng nhựa hoặc sắt, phủ một lớp sơn tĩnh điện chịu được mưa nắng.
Một bộ phận thường được trang bị nhiều ở máy lạnh 2 chiều so với máy lạn 1 chiều đó là van đảo chiều. Thiết bị này có tác dụng đảo chiều dòng gas làm lạnh để máy có thể vừa làm mát, vừa làm ấm tùy theo nhu cầu sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
– Bước 1: Máy nén hút hơi môi chất với áp suất thấp 118 psi và nén lên áp suất cao 400 psi, lúc này môi chất sẽ có nhiệt độ cao.
– Bước 2: Môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được đẩy qua van đảo chiều và đi đến dàn ngưng tụ. Quạt dàn có tác dụng giải nhiệt cho môi chất, hơi môi chất trong dàn ngưng tụ khi gặp nhiệt độ thấp sẽ thành thể lỏng.
– Bước 3: Môi chất thể lỏng đi vòng qua bằng van 1 chiều. Lúc này, môi chất đã được làm mát nhưng vẫn ở áp suất cao và di chuyển qua các đường ống kết nối đến đường ống trong nhà. Môi chất sẽ được van tiết lưu hạ áp suất và đi vào dàn bay hơi.
– Bước 4: Môi chất sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí do quạt thổi vào và hóa hơi và được làm mát rồi tản ra môi trường trong phòng. Môi chất lạnh sau khi làm lạnh sẽ được hút về máy nén để tiếp tục chu kỳ làm lạnh.
Lời kết:
Trên đây là khái niệm máy điều hoà là gì? máy lạnh là gì? cũng như tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điều hoà. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.
Xem thêm bài viết liên quan:
>>Quạt điều hoà là gì? Ưu nhược điểm của quạt điều hoà
>>Điều hoà 1 ngựa là gì? 1 ngựa bằng bao nhiêu BTU
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Bảng mã lỗi điều hòa Fujitsu Inverter | Nội địa...
27/09/2022
25837 views
Ống đồng điều hòa giá bao nhiêu tiền 1 mét?【Bảng...
27/09/2022
18208 views
Điều hòa MITSUBISHI báo lỗi nháy ĐÈN | Sửa thành...
26/09/2022
12617 views
Cách sử dụng điều khiển điều hòa Casper【Hướng Dẫn】
27/09/2022
10537 views
Bảng kích thước ống đồng điều hòa máy lạnh |...
25/09/2022
9887 views
Điều hoà Daikin chạy một lúc rồi ngắt | Nguyên...
25/09/2022
9425 views
Hướng Dẫn cách KIỂM TRA lỗi điều hòa Sharp |...
27/09/2022
7529 views
Hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hoà Dairry
25/09/2022
7336 views