Những sai lầm thường gặp phải khi sử dụng máy sấy – Hiện nay có rất nhiều mẫu máy sấy quần áo được bán trên thị trường, Trần Đình hiện có các máy sấy quần áo dùng cho các bạn vào mùa ẩm ướt sấy quần áo nhanh chóng để kịp sử dụng. Sau đây mời các bạn tìm hiểu về những sai lầm thường gặp phải khi sử dụng máy sấy qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 Sấy quần áo khi còn ướt
- 2 Không phân loại quần áo
- 3 Sấy quần áo có các chi tiết keo, dầu mỡ
- 4 Mặc quần áo khi vừa sấy xong
- 5 Sấy quần áo có các vật nhọn, kẹo cao su
- 6 Sấy quần áo liên tục nhiều lần
- 7 Bỏ quần áo quá nhiều hoặc quá ít
- 8 Mở cửa máy sấy thường xuyên
- 9 Để quần áo quá lâu trong máy sấy
- 10 Không vệ sinh định kì
- 11 Lưu ý trước khi sử dụng máy sấy quần áo
Sấy quần áo khi còn ướt
Quần áo còn ướt là quần áo chưa được vắt, còn đang nhỏ nước. Nếu như bạn đang sử dụng loại máy sấy chuyên dụng thì không vấn đề gì, nhưng với các loại tủ sấy thì lại rất nguy hiểm.
Do quạt sấy được đặt ngay bên dưới giá treo quần áo, khi nước nhỏ vào có thể gây rò điện, thậm chí cháy máy. Vì vậy, trước khi cho vào, bạn cần vắt cho kỹ, tránh để quần áo còn nhỏ nước.
Không phân loại quần áo
Hầu hết chúng ta do không có thời gian nên thường bỏ chung quần áo vừa giặt xong vào máy để sấy chung hết một lần. Tuy nhiên, bạn nên phân loại quần áo theo từng loại vải khác nhau và chọn chế độ phù hợp với loại quần áo đó.
Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện khi dùng máy mà còn giúp quần áo khô nhanh, và hạn chế hư tổn cho sợi vải.
Sấy quần áo có các chi tiết keo, dầu mỡ
Đây là lỗi mà hầu như ai cũng từng mắc phải. Những chất như keo, dầu mỡ có thể bị chảy loang ra làm hư hỏng quần áo, thậm chí là gây cháy máy.
Rất nhiều chị em sau khi sấy quần áo xong còn ngửi thấy mùi khét. Đây có thể là do quần áo của bạn đã bị dính phải kẹo cao su. Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy sấy quần áo bạn hãy kiểm tra thật kỹ nhé.
Mặc quần áo khi vừa sấy xong
Khi quần áo vừa được sấy xong, các liên kết trong sợi vải thường bị giãn ra và rất dễ bị nhăn. Vì vậy, bạn nên treo quần áo ra ngoài cho nguội hẳn rồi hãy mặc vào. Nếu máy sấy của bạn có chế độ gió mát thì hãy chọn nó để giúp quần áo mau nguội hơn.
Sấy quần áo có các vật nhọn, kẹo cao su
Nên kiểm tra lại xem có vật nhọn, kẹo cao su hay các vật dễ gây cháy nổ có trong quần áo hay không. Vì khi cho vào lồng sấy lấy nhiệt độ lúc này có thể đạt tới 70 độ C.
Nếu để các vật nhọn có thể gây nóng và làm hỏng quần áo, hoặc nếu có vật như bật lửa khi gặp nhiệt độ cao có thể nổ vây ra chập cháy. Đối với kẹo cao su cũng rất hay dễ bám vào quần áo nếu để chúng ở nhiệt độ cao sẽ gây tan chảy và bám vào quần áo khác.
Sấy quần áo liên tục nhiều lần
Bạn không nên sử dụng máy sấy liên tục trong thơi gian dài hoặc sấy nhiều mẻ liên tiếp nhiều lần. Hãy nên để máy nghỉ sau khi sấy quần áo, thời gian bạn nên cho thiết bị nghỉ tầm 15 đến 20 phút, vì đây là thiết bị làm nóng nên chúng không thể hoạt động liên tiếp trong một khoảng thời gian dài.
Bỏ quần áo quá nhiều hoặc quá ít
Quần áo cần sấy với một lượng nhỏ hoặc quá ít bỏ trong máy sấy cũng có thể làm tăng thời gian sấy khiến máy lãng phí năng lượng và gây hao tốn điện năng.
Vì vậy, khi sấy ít đồ, bạn nên bỏ vài chiếc khăn vào để tránh hiện tượng vón cục cho quần áo, hãy nên sấy với trọng lượng vừa đủ giúp máy chạy hiệu quả và ít gặp sự cố hơn, mà còn đảm bảo được chất lượng và tuổi thọ của máy.
Mở cửa máy sấy thường xuyên
Để tăng hiệu suất sấy đồ tốt và nhanh chóng nhất, bạn nên tránh mở cửa máy sấy sau khi bắt đầu một chu trình sấy, để giữ không khí nóng bên trong máy. Vì mỗi khi bạn mở cửa máy sấy ra, lồng giặt sẽ mất nhiệt và tăng thêm thời gian cho chu trình sấy, điều này gây tốn kém năng lượng và hiệu quả hoạt động.
Để quần áo quá lâu trong máy sấy
Sau khi hoàn thành việc sấy khô, bạn nên mang quần áo ra bên ngoài và treo lên để thông thoáng nhiệt độ và ít nhăn trước khi mặc. Nếu bạn để quần áo quá lâu sau khi đã hoàn thành việc sấy sẽ khiến nếp nhăn có thể hình thành và quần áo thậm chí bị co lại do nhiệt dư trong máy.
Không vệ sinh định kì
Máy sấy cũng giống máy giặt, do đó bạn cần vệ sinh định kỳ bằng xà phòng và nước sau 1 khoảng thời gian dùng. Mỗi tháng hoặc vài tháng cần làm sạch để tăng hiệu quả sấy cao nhất cũng như ngăn ngừa việc hỏa hoạn do xơ vải và cặn tích tụ trong máy, gây ra giảm sút hiệu quả sấy.
Lưu ý trước khi sử dụng máy sấy quần áo
Đảm bảo quần áo đã được giặt sạch trước khi cho vào máy sấy
Trước khi cho áo quần vào máy sấy, bạn cần đảm bảo quần áo đã được giặt sạch sẽ hoàn toàn. Đồng thời, quần áo nên vắt khô ráo hết nước, tránh tình trạng nhỏ giọt.
Cách sử dụng này không chỉ giúp quần áo được sạch nhanh chóng, mà còn tiết kiệm điện năng, bảo vệ máy không xảy ra lỗi chập điện và nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm.
Kiểm tra các túi quần, áo
Bạn hãy kiểm tra thật kỹ các vật dụng như: kẹo cao su, vật nhọn, đinh, kim, kẹp, bút, đồ cá nhân,… còn trong túi quần, áo không vì chúng có thể làm hỏng máy nếu bị rơi ra trong quá trình sấy.
Nếu còn thì bạn hãy lấy chúng ra, sau đó bạn mới cho áo quần vào máy giặt và máy sấy. Việc này giúp thiết bị không bị hỏng và cháy trong quá trình hoạt động.
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Lỗi thường gặp trên máy sấy Candy
11/02/2023
2648 views
Máy sấy Electrolux báo lỗi LOC【Nguyên nhân & Khắc phục】
05/10/2022
2439 views
Cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chuẩn nhất
05/10/2022
2377 views
Hướng dẫn sử dụng máy sấy Electrolux EDV7552【Chuẩn nhất】
05/10/2022
1944 views
Máy sấy Electrolux bị kêu [ NGUYÊN NHÂN & KHẮC...
05/10/2022
1359 views
Cách khắc phục lỗi FiL-tEr trên máy sấy Samsung
08/02/2023
1162 views
Chính sách bảo hành máy sấy Whirlpool
10/02/2023
997 views
So sánh máy sấy Electrolux thông hơi và ngưng tụ
05/10/2022
758 views