Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ

Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ, hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả nhất. Hãy cùng hệ thống Bếp Trần Đình khám phá những nội dung này qua bài viết dưới đây bạn nhé:

1. Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ

Giá bếp từ khi chọn mua sản phẩm là điều cần lưu ý, rất nhiều khách hàng ham rẻ, chọn loại giá bếp từ rẻ bất ngờ, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến tình trạng bếp từ vừa mua về đã gặp sự cố.
Bạn nên chọn mua bếp từ chính hãng có nguồn gốc rõ ràng và lưu ý tránh những điều sau đây:

1.1 Lắp đặt bếp từ sai vị trí

Khi lắp đặt bếp từ bạn nên tránh lắp đặt bếp ở những khu vực bí khí, ẩm ướt, hoặc quá sát tường.

Nếu bạn cắt đá và lắp bếp từ quá sát tường, khu vực bí bách (không thoáng khí) sẽ khiến luồng khí không thể lưu thông, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ.

1.1 Lắp đặt bếp từ sai vị trí

Ngoài ra, bạn cần tránh lắp bếp ở khu vực ẩm ướt vì đây là môi trường lý tưởng cho sâu bọ, côn trùng chui vào làm ảnh hưởng đến linh kiện. Khí ẩm cũng khiến linh kiện bếp dễ bị oxy hóa, kém bền, dễ chập cháy, rò rỉ điện.

1.2 Tuyệt đối không bật bếp nếu như không có thức ăn trong nồi

Nếu bật bếp mà không có thức ăn hay bất kỳ gì trong nồi thì có thể sẽ làm cho nồi bị cháy, ảnh hưởng đến chất lượng dụng cụ nấu ăn cũng như thiết bị bếp từ đang sử dụng.

1.2 Tuyệt đối không bật bếp nếu như không có thức ăn trong nồi

Tuyệt đối không bật bếp nếu như không có thức ăn trong nồi.

1.3 Đặt mạnh nồi chảo xuống mặt bếp

Cho dù bạn dùng bếp từ cao cấp có mặt kính của Schott (CHLB Đức) hay Euro Kera (Pháp) hoặc các dòng bếp từ giá rẻ, bếp từ ăn lẩu…thì việc đặt nồi chảo lên mặt kính bếp cũng nên hết sức nhẹ tay.

2 loại mặt kính cao cấp trên có thể chịu nhiệt và sốc nhiệt lên đến hàng nghìn độ, nhưng lại khá nhạy cảm với lực va đập. Xin lưu ý, khả năng chịu lực khác hoàn toàn với lực va đập.

Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đặt và di chuyển nồi chảo thật nhẹ nhàng, tránh kéo lê kẻo làm xước mặt kính.

1.3 Đặt mạnh nồi chảo xuống mặt bếp

Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ: – Đặt mạnh nồi, chảo lên mặt bếp gây vỡ mặt kính

1.4 Rút nguồn điện ngay khi vừa dùng xong

Thực tế là sau khi bạn tắt bếp, quạt gió của bếp vẫn tiếp tục hoạt động từ 1 đến 2 phút để làm mát bếp. Lúc này, nếu bạn rút nguồn điện, quạt gió sẽ không hoạt động và bếp từ của bạn sẽ bị ảnh hưởng do không được làm mát

1.4 Rút nguồn điện ngay khi vừa dùng xong

Không nên rút nguồn ngay sau khi bếp điện từ vừa hoạt động xong.

1.5 Đun nấu liên tục ở công suất cao

Cho dù bếp từ nhập khẩu, bếp từ cao cấp, hay các dòng bếp từ lẩu, bếp từ giá rẻ… nếu phải hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường).

Khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác. Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt.

Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao. Và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.

1.6 Không vệ sinh mặt bếp điện từ hoặc vệ sinh sai cách

Trong quá trình nấu ăn, các hiện tượng như: Nước trào, thức ăn, dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp sẽ bị kết dính lại, làm mờ, đục mặt kính của bếp từ.

Nếu để bếp lâu ngày không vệ sinh thì bạn sẽ khiến mặt bếp và nồi bị tiếp nhiệt – dẫn nhiệt giảm đi rõ rệt , Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh (“cào”) vào mặt kính bếp.

1.6 Không vệ sinh mặt bếp điện từ hoặc vệ sinh sai cách

Nên thường xuyên vệ sinh mặt bếp với chút chất tẩy rửa và vải ẩm mềm để lau bếp. 

1.7 Không nên tự ý sửa chữa các bộ phận của bếp từ

Nếu không phải là một thợ sửa đồ điện tử chuyên nghiệp hay không có kiến thức về điện và đồ điện tử, bạn tốt nhất không nên tự ý sửa chữa khi thiết bị gặp vấn đề, mà thay vào đó hãy mang đến thợ sửa uy tín để được hỗ trợ và sửa chữa.

1.7 Không nên tự ý sửa chữa các bộ phận của bếp từ

>> Xem thêm các dòng bếp từ bán chạy

Thiết bị bếp

Bếp từ Bosch PUJ61RBB5E

10.900.000 
 3 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Bosch PUC61KAA5E

9.000.000 
 4 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp Từ Bosch PUC631BB2E

11.500.000 
 4 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Bosch PPI82560MS

11.500.000 
 6 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp Từ Bosch PUJ631BB2E

12.900.000 
 2 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp Từ Bosch PIE875DC1E

19.550.000 
 5 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp Từ Bosch PID775DC1E

20.000.000 
 4 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Bosch PID675DC1E

18.500.000 
 5 đánh giá

1.8 Không nên chọn kiểu bếp kết hợp cả từ và hồng ngoại

Rất nhiều người yêu thích bếp kết hợp từ và hồng ngoại, nhưng các chuyên gia nhà bếp lại đánh giá kiểu bếp kết hợp này không bền. Bởi hai loại bếp có nguyên lý hoạt động khác nhau.

Nhiệt cao từ vùng nấu hồng ngoại có thể ảnh hưởng lớn đến vùng nấu từ. Bếp điện từ kết hợp kiểu này rất hay bị lỗi và tuổi thọ cũng không cao. Vì vậy, ngay khâu chọn lựa bếp nấu, bạn nên chọn hoặc bếp từ hoặc bếp hồng ngoại, chứ không nên chọn bếp kết hợp.

2. Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả

2.1 Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ – Nguyên tắc lắp an toàn:

Khi lắp đặt bếp điện từ, bạn phải đảm bảo sử dụng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ30mm và cho dây điện tiếp đất.

  • Tuyệt đối không kê giấy giữa đáy nồi vào mặt bếp, tránh tình trạng giấy có thể bị cháy.
  • Chú ý không để các khe hút và thoát khí bị bít, nghẽn có thể làm cho quạt tản nhiệt không thể hoạt động gây nóng cho thiết bị.
  • Tuyệt đối không chạm tay lên mặt bếp sau khi sử dụng vì mặt bếp còn nóng có thể gây bỏng.

 2.2 Không di chuyển bếp khi đang có dụng cụ nấu trên bếp

Quá trình di chuyển bếp điện từ mà đang có dụng cụ nấu (nồi, chảo…) trên bếp sẽ gây nguy hiểm vì nguy cơ dụng cụ nấu bếp rớt sẽ rất cao, vì vậy bạn hãy di dời các dụng cụ trên bếp rồi hãy tiến hành di chuyển bếp.

 2.2 Không di chuyển bếp khi đang có dụng cụ nấu trên bếp

Những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ: – Di chuyển bếp với nồi (chảo) nấu ăn trên mặt bếp

2.3 Không nên sử dụng chung ổ cắm nguồn với các thiết bị khác

Vì bếp từ có tải rất lớn, nhiều bếp có công suất lên đến 2000 W, do đó nếu bạn chia sẽ ổ cắm nguồn với thiết bị khác có thể gây ra chập điện vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn điện là bạn nên sử dụng một ổ cắm riêng dành cho bếp từ.

2.3 Không nên sử dụng chung ổ cắm nguồn với các thiết bị khác

2.4 Không nên sử dụng bếp gần nguồn nhiệt hay nơi ẩm ướt

Nếu sử dụng bếp gần nguồn nhiệt hay nơi ẩm ướt bếp sẽ bị hao mòn tuổi thọ cũng như dễ gây nguy hiểm, vì vậy bạn chỉ nên để bếp ở nơi khô thoáng, sạch sẽ và rộng rãi để sử dụng tiện lợi và an toàn hơn nhé!

Lời kết: Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ những tai nạn cần tránh khi sử dụng bếp từ mà chúng tôi gửi tới bạn đọc, hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn sử dụng bếp từ trong gia đình mình an toàn hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết liên quan:

>>Bếp từ âm, bếp từ dương là gì ?

>>Hướng bếp là hướng nào? Đặt bếp như thế nào để hợp phong thủy

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 3002SI

2.750.000 
 3 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 06I

4.250.000 
 6 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 07I

5.250.000 
 5 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Cazy CZ 3002SS

2.750.000 
 4 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ-26B

4.450.000 
 5 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 08I

4.450.000 
 6 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 38T

4.250.000 
 6 đánh giá

Thiết bị bếp

Bếp từ Canzy CZ 66B

5.720.000 
 4 đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Liên hệ