Pneumatic là gì? Đây là khái niệm không còn quá xa lạ trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Bên cạnh những nguồn năng lượng phổ biến như điện năng, thủy lực, hơi nước đã và đang được áp dụng vào trong dây truyền sản xuất và vận hành máy móc. Khí nén hay pneumatic cũng là một trong những nguồn năng lượng được sử dụng rất rộng rãi, ứng dụng trong nhiều hệ thống công nghiệp nhờ vào những ưu điểm vượt trội.
Vậy Pneumatic là gì? Thông qua bài viết hôm nay, admin sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn!
Mục lục
1. Pneumatic là gì?
Trước tiên chúng ta sẽ cần nắm rõ khái niệm pneumatic là gì? Pneumatic được dịch ra từ tiếng Anh, là 1 dạng năng lượng được tạo ra từ không khí tự nhiên hoặc từ các phương pháp hóa học và được nén ở mức áp lực rất cao 3000psi, 3600psi.
Quá trình tạo ra nguồn khí nén sẽ yêu cầu về loại bỏ độ ẩm. Một lượng nhỏ dầu nhớt sẽ được thêm vào máy nén khí để tránh ăn mòn và bôi trơn các thành phần cơ khí.
Khi nén tạo ra áp lực, giúp thay thế cho các loại năng lượng khác trong quá trình vận hành 1 loại hình máy móc, dây chuyền nào đó. Loại khí này thường được ứng dụng phổ biến trong phần lớn các hệ thống dân dụng, công nghiệp, dây chuyền sản xuất hay nghiên cứu y tế,…
Để sử dụng khí nén, hệ thống công nghiệp sẽ cần trang bị đầy đủ các sản phẩm máy nén khí: máy nén khí piston, máy nén khí công nghệp, máy nén khí mini… Một hệ thống khí nén có thể được điều khiển bằng rất nhiều loại van điều khiển bằng tay hoặc tự động tùy vào yêu cầu trong vận hành.
2. Đặc trưng của khí nén/Pneumatic là gì?
Mỗi loại năng lượng đều sở hữu những đặc trưng riêng và khí nén cũng vậy. Vậy đặc trưng của khí nén/pneumatic là gì? Dưới đây là những đặc trưng của khí nén:
♦ Khí nén dễ dàng được chứa trong các bình chứa chuyên dụng và sử dụng trong những nơi không có sẵn hệ thống khí. Áp suất khí nén thường không cao( 3-8bar) hoàn toàn không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm trong quá trình vận hành.
♦ Là loại khí an toàn, được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Khí nén là nguồn nguyên liệu được sử dụng tại những dây chuyền sản xuất, vị trí lắp đặt đường ống có rủi ro gây ra cháy nổ, hỏa hoạn. Lấy ví dụ như tại các giàn khoan dầu, khai thác than, hầm mỏ,….
♦ Bên cạnh đó tại những vị trí khó có thể thao tác, người vận hành khó tiếp cận thì các dòng thiết bị hoạt động tự động bằng khí nén sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
♦ Khí nén trong quá trình sản xuất sẽ có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ tinh khiết, đòi hỏi về chất lượng và sự an toàn cho người sử dụng. Trong quá trình được sản xuất pneumatic sẽ được lọc sạch và loại bỏ bụi bẩn bằng các thiết bị chuyên dụng.
Khí nén có độ tinh khiết gần như 100% được ứng dụng trong những ngành công nghiệp đòi hỏi vệ sinh cao như thực phẩm, y tế, lâm sản,…
3. Khái niệm Pneumatic trong lĩnh vực van công nghiệp
Pneumatic Control Valve là gì?
Pneumatic Control Valve hay Valve khí nén, là loại van hoạt động đóng mở và điều tiết dòng chảy lưu chất thông qua vào bộ truyền động bằng khí nén. Van điều khiển khí nén đã và đang được sử dụng trong phần lớn các nhà máy sản xuất bia, sữa , thực phẩm , thủy sản …
Pneumatic actuator là gì?
Dịch sang tiếng việt là các thiết bị truyền động khí nén. Pneumatic actuator hoạt động dựa vào lực của khí nén, khi chúng ta cấp lực khí nén vào bộ khí nén sẽ làm bộ khí nén dịch chuyển theo phương ngang, thẳng đứng hoặc xoay.
Pneumatic actuator sẽ có 2 dạng chính: bộ tác động đơn (Single Acting Pneumatic) và bộ tác động kép (Double acting Pneumatic). Mức áp suất khí nén thường được sử dụng sẽ từ 3-8bar, tương đối an toàn với người vận hành.
Hiện nay, bộ truyền động khí nén được sử dụng trong đa số các nhà máy công nghiệp tại Việt Nam. Việc sử dụng van công nghiệp điều khiển khí nén sẽ giúp quy trình vận hành được thực hiện một cách tự động, giúp tối ưu hóa được chi phí nhân công, đảm bảo được sự chính xác và tốc độ của cả dây truyền.
Để tăng cường các tính năng của bộ truyền động khí nén, nhà sản xuất sẽ lắp thêm các phụ kiện đi kèm để mang lại hiệu năng cao như công tắc hành trình (limit switch box), hay bộ điều tiết khí nén Pneumatic positioner:
Limit switch box là bộ hiển thị trạng thái, hành trình đóng/mở, được lắp đặt với các dòng van công nghiệp khí nén đóng mở hoàn toàn.
4. Ứng dụng trong công nghiệp của khí nén/ Pneumatic là gì?
Ngành chế tạo van công nghiệp
Khí nén là 1 trong những phương thức vận hành chính được ứng dụng với các thiết bị van công nghiệp hiện nay. Van công nghiệp điều khiển khí nén sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Dòng van vận hành tự động, tốc độ đóng mở dòng chảy lưu chất cực nhanh,
_ Độ chính xác trong vận hành gần như chính xác 100%, phù hợp với công việc điều tiết lưu lượng và vận tốc dòng chảy.
_ An toàn 100%, không có rủi ro cháy nổ
Hiện nay nhu cầu sử dụng các dòng van công nghiệp tự động hóa đang tăng cao. Vậy nên các dòng sản phẩm van khí nén tiêu biểu như: van bướm, van bi khí nén,… đã và đang nhận được khá nhiều sự quan tâm, săn đón trên thị trường mua bán
- Xem thêm các sản phẩm van công nghiệp khác: Van cổng | Van cổng ty chìm.
Ngành xây dựng và trang trí:
Trong ngành xây dựng khí nén sẽ được dùng để vận hành máy khoan, máy bắn đinh, lắp ráp và đóng tủ, ghế.. trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng nội thất. Năng suất vận hành sẽ được nâng cao, thời gian thao tác cũng được tối ưu hóa nhanh hơn.
Ngành bảo dưỡng, sửa chữa xe:
Khí nén có tại các cửa hàng sửa xe là tính ứng dụng mà hầu hết bạn đọc đều đã bắt gặp. Hầu hết các tiệm, trung tâm chăm sóc xe trên thị trường sẽ đều trang bị hệ thống khí nén để phục vụ cho các đầu việc như bơm lốp xe, xịt khô và rửa sạch bụi bẩn cho xe.
Khí nén cũng được lắp đặt với nguồn nước để phục vụ cho việc rửa xe. Với cường độ khí nén đủ mạnh sẽ tạo ra tia nước có áp suất đủ lớn để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt của xe. Bên cạnh đó khí nén cũng được kết nối với các dụng cụ như súng mở bulong,… để lắp đặt, tháo rời ốc vít tại các chi tiết kỹ thuật
Hi vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có đầy đủ kiến thức và thông tin mà bạn cần biết xoay quanh khái niệm Pneumatic là gì?
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Cách bật chế độ Econavi của tủ lạnh Panasonic |...
18/11/2022
3316 views
Nguyên nhân và cách khắc phục điều hoà âm trần...
25/09/2022
1708 views
Hướng dẫn kết nối wifi khoá SamSung SHP-DP609
21/09/2022
1477 views
Cách khắc phục tủ lạnh Electrolux bị đóng đá ngăn...
20/12/2022
1271 views
Chức năng booster của bếp từ là gì
20/09/2022
1263 views
Pneumatic là gì?
01/10/2022
1037 views
Máy rửa bát Junger có tốt không? [ Review ]
01/10/2022
962 views
Mặt bích là gì? Các chủng loại và tiêu chuẩn...
01/10/2022
962 views