Sấy quần áo bao lâu thì khô? Hiện nay có rất nhiều mẫu máy máy sấy quần áo được bán trên thị trường,Trần Đình hiện có các máy sấy quần áo dùng cho các bạn vào mùa ẩm ướt sấy quần áo nhanh chóng để kịp sử dụng. Sau đây mời các bạn tìm hiểu về cách sấy quần áo bao lâu thì khô qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Thời gian sấy quần áo thực tế của máy sấy quần áo
Trên thực tế, bạn cần phân loại quần áo ra trước khi cho vào máy sấy. Nhưng thường người sử dụng hay bỏ chung quần áo vào sấy chung 1 mẻ. Chính bởi vậy, thời gian sấy trên chỉ là tham khảo. Trong thực tế, thời gian cho 1 mẻ sấy thường dao động từ 60 – 90 phút, tùy vào từng loại quần áo. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sấy riêng áo sơ mi thì thời gian sấy sẽ khá nhanh, chỉ mấy khoảng 20 – 30 phút là có thể mặc ngay.
Tùy vào từng nhà sản xuất, sẽ đưa ra thời gian sấy hợp lý và tương ứng cho loại máy sấy quần áo của mình. Các chị em có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn sử dụng của máy sấy khi mua về.
Vắt khô quần áo trước khi cho vào máy sấy hoặc tủ sấy giúp cho thời gian sấy nhanh hơn, sấy hiệu quả hơn và tiết kiệm điện năng hơn cho gia chủ. Sau khi được giặt sạch, bạn hãy đảm bảo quần áo được vắt kiệt nước, sau đó mới cho quần áo vào máy sấy để bắt đầu chu trình sấy.
2. Các lợi ích tuyệt vời từ việc sử dụng máy sấy quần áo
- Tiết kiệm được công sức, thời gian: Sấy quần áo bao lâu thì khô khi sử dụng máy sấy, giúp bạn tiết kiệm thời gian gấp 3 lần khi phơi ngoài trời. Đồng thời, người dùng không phải tốn công sức mang quần áo đi phơi.
- Giữ quần áo sạch sẽ, khô ráo: Quần áo sau khi giặt sẽ được cho vào máy sấy để làm khô, vì vậy áo quần không tiếp xúc với khói bụi bên ngoài giúp giữ sạch sẽ và khô ráo tối ưu.
- Bảo vệ quần áo: Máy sấy trang bị đa dạng các chương trình khác nhau và thích hợp với từng sợi vải, đặc biệt là các loại vải mỏng, vải len, lụa, tơ tằm hay cotton. Nhờ đó, áo quần của bạn luôn được bảo vệ như mới dài lâu và hạn chế những hư tổn.
- Diệt khuẩn, nấm mốc: Áo quần phơi ngoài trời nắng dễ bị bám bụi, còn mùa ẩm ướt dễ xuất hiện mùi hôi, nấm mốc nếu không được làm khô tuyệt đối. Với máy sấy quần áo, vấn đề này sẽ không còn là nỗi lo vì máy giúp diệt khuẩn và nấm mốc hiệu quả.
3. Những lưu ý trước khi sử dụng máy sấy quần áo
Đảm bảo quần áo đã được giặt sạch trước khi cho vào máy sấy
Trước khi cho áo quần vào máy sấy, bạn cần đảm bảo quần áo đã được giặt sạch sẽ hoàn toàn. Đồng thời, quần áo nên vắt khô ráo hết nước, tránh tình trạng nhỏ giọt.
Cách sử dụng mấy sấy để sấy quần áo bao lâu thì khô, không chỉ giúp quần áo được sạch nhanh chóng, mà còn tiết kiệm điện năng, bảo vệ máy không xảy ra lỗi chập điện và nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm.
Kiểm tra các túi quần, áo
Bạn hãy kiểm tra thật kỹ các vật dụng như: kẹo cao su, vật nhọn, đinh, kim, kẹp, bút, đồ cá nhân,… còn trong túi quần, áo không vì chúng có thể làm hỏng máy nếu bị rơi ra trong quá trình sấy.
Nếu còn thì bạn hãy lấy chúng ra, sau đó bạn mới cho áo quần vào máy giặt và máy sấy. Việc này giúp thiết bị không bị hỏng và cháy trong quá trình hoạt động.
Giũ quần áo trước khi cho vào máy sấy
Sau chu trình giặt hoặc giặt tay, quần áo thường bị xoắn lại làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sấy khô, sấy quần áo diễn ra chậm và hiệu quả sấy khô không cao. Khi đó, bạn hãy giũ hết quần áo thẳng ra và mới bắt đầu sử dụng máy sấy quần áo.
Cách làm này sẽ giúp áo quần của bạn được sấy khô ráo hơn, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cũng như năng lượng, vì quần áo ướt sẽ làm tăng thời gian sấy. Đồng thời, giũ quần áo trước khi cho vào máy sấy còn hạn chế tình trạng nhăn xuất hiện trên áo quần.
Lưu ý về lượng quần áo cho một mẻ sấy khô
Mỗi máy sấy sẽ quy định khối lượng sấy khác nhau, bạn nên bỏ một lượng quần áo nhất định vào máy sấy theo đúng khối lượng quy định từ nhà sản xuất. Thông thường, bạn chỉ nên cho khoảng 2/3 lồng sấy. Nếu bạn cho ít quần áo sẽ rất lãng phí điện năng.
Còn bạn cho quần áo vào lồng sấy quá số lượng quy định của thiết bị, sấy quần áo bao lâu thì khô, thì sẽ làm cho máy dễ gặp tình trạng hư hỏng và giảm độ bền. Đồng thời, cho quá nhiều áo quần còn khiến cho quần áo bị nhăn và không thể khô theo ý muốn.
Phân loại quần áo theo chất liệu
Một số loại vải không thể sấy được vì có thể làm hỏng quần áo, nên trước khi cho quần áo vào máy sấy bạn hãy phân loại áo quần theo chất liệu. Đồng thời, bạn hãy đọc kỹ nhãn mác của áo quần có phù hợp sử dụng trong máy sấy không.
Ngoài ra, bạn không nên cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy vì có thể bị mắc kẹt trong lồng sấy. Bạn tuyệt đối không cho quần áo có dính dầu mỡ vào thiết bị vì có thể gây hỏa hoạn, không an toàn.
^^ Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết , hy vọng những điều chúng tôi chia sẻ bên trên mang lại cho các bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm sản phẩm máy sấy quần áo bán chạy
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Lỗi thường gặp trên máy sấy Candy
11/02/2023
2648 views
Máy sấy Electrolux báo lỗi LOC【Nguyên nhân & Khắc phục】
05/10/2022
2439 views
Cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chuẩn nhất
05/10/2022
2377 views
Hướng dẫn sử dụng máy sấy Electrolux EDV7552【Chuẩn nhất】
05/10/2022
1945 views
Máy sấy Electrolux bị kêu [ NGUYÊN NHÂN & KHẮC...
05/10/2022
1359 views
Cách khắc phục lỗi FiL-tEr trên máy sấy Samsung
08/02/2023
1163 views
Chính sách bảo hành máy sấy Whirlpool
10/02/2023
997 views
So sánh máy sấy Electrolux thông hơi và ngưng tụ
05/10/2022
758 views