Tủ lạnh trữ sữa có tốt không? Bí quyết bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Tủ lạnh trữ sữa mẹ ngày càng được áp dụng rộng rãi vì nhiều sự tiện ích. Tủ lạnh trữ sữa có tốt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây:

Có nên mua tủ đông trữ sữa mẹ

Lý do nên mua tủ đông mini trữ sữa mẹ cho bé:

  • Trong mỗi cữ bú, thông thường em bé không bú được hết lượng sữa ở cả hai bên bầu sữa của mẹ. Lượng sữa thừa còn lại, các mẹ phải sử dụng dụng cụ hút ra để ngăn chặn nguy cơ tắc sữa hay làm giảm khả năng sản sinh sữa của tuyến sữa.
  • Lượng sữa vắt ra nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường thì nên sử dụng trong vòng 4 – 6 tiếng sau khi mẹ vắt.
  • Sữa vắt được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thông thường có độ lạnh từ -5 độ tới -10 độ C thì nên dùng trong 2 tuần.
  • Còn với các dòng tủ đông chuyên dụng thì có độ lạnh sâu dưới -18 độ C nên sữa sau vắt có thể được bảo quản trong 6 tháng.
  • Việc bảo quản sữa cho bé bằng một tủ đông chuyên dụng riêng biệt, không dung chung với các loại thực phẩm khác sẽ tránh cho sữa mẹ trữ trong tủ bị lây nhiễm chéo từ nguồn vi khuẩn có thể có trong thực phẩm thông thường.
  • Tủ đông trữ sữa mẹ chuyên dụng giúp các mẹ khi đi làm trở lại vẫn có thể lưu trữ số lượng lớn sữa của mình cho bé dùng dần. Đảm bảo dinh dưỡng cho bé một cách an toàn, tiết kiệm.

Có nên mua tủ đông trữ sữa mẹ

Tủ lạnh trữ sữa có thời gian bảo quản bao lâu

  • Phòng trên 26 độ C: 4 – 6 tiếng
  • Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 – 8 tiếng
  • Ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ khoảng từ 1 – 8 độ C): 24 tiếng
  • Ngăn đá tủ lạnh mini (nhiệt độ khoảng từ âm 5 – âm 10 độ C): 2 tuần
  • Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa, tủ lạnh side by side (nhiệt độ khoảng từ âm 10 – âm 18 độ C): 4 tháng
  • Tủ đông lạnh chuyên dụng (nhiệt độ khoảng âm dưới 18 độ C): 6 tháng.

Tủ lạnh trữ sữa có thời gian bảo quản bao lâu

Quy trình bảo quản sữa bằng tủ đá, tủ đông

Trong một ngày, nếu hút được dư số lượng sữa cần thiết cho bé, bạn có thể dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đá hoặc tủ đông.

Đặc biệt lưu ý khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn hãy trữ theo từng túi nhỏ theo cữ bú của bé để tiện cho việc sử dụng về sau và nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.

Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng 1/2 ngày – 1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. ư

Quy trình bảo quản sữa bằng tủ đá, tủ đông

Khi trữ sữa trong ngăn mát, trước khi chuyển lên ngăn đá, bạn cũng cần mua thêm túi đựng thức ăn để bọc ngoài các túi trữ sữa nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác.

Khi để sữa, mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn.

Hướng dẫn rã đông, làm ấm sữa trong tủ lạnh

Mẹo làm ấm sữa không quá phức tạp. Đối với sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, bạn cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm nước ấm 40 độ C vài phút cho đến khi sữa có độ ấm thích hợp.

Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.

Hướng dẫn rã đông, làm ấm sữa trong tủ lạnh

Lưu ý:

  • Sữa đã rã đông hoặc được làm ấm rồi, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
  • Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của kháng thể.

Cách trữ sữa tủ lạnh khi mất điện 

Trường hợp mất điện lâu, bạn cần mua hoặc mượn thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện, bạn lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.

Cách trữ sữa tủ lạnh khi mất điện 

Dụng cụ bảo quản sữa trong tủ lạnh

Để tiến hành hút, bảo quản và trữ sữa, các mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

– Bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.

– Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt nhưng chất lượng tốt hơn.

– Bút lông để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

Dụng cụ bảo quản sữa trong tủ lạnh

Lưu ý: Trước khi hút sữa, phải rửa tay sạch, đầu ti sạch, dụng cụ bảo quản sữa để sạch, ráo.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa trong tủ lạnh trữ sữa

Để đạt được điều kiện bảo quản tốt nhất, người mẹ nên chú ý thực hiện những việc sau đây:

  • Sử dụng dụng cụ vắt sữa và túi đựng chuyên dụng có bán tại các cửa hàng.
  • Vệ sinh dụng cụ lấy sữa sau mỗi lần sử dụng.
  • Dán băng keo trắng và ghi rõ thời gian vắt sữa để kiểm soát thời gian và chất lượng sữa.
  • Không trộn lẫn sữa mới vắt và sữa đang được bảo quản.
  • Bỏ không sử dụng các sữa quá hạn bảo quản, sữa dư thừa hoặc đang sử dụng dở.

Một số lưu ý khi bảo quản sữa trong tủ lạnh trữ sữa

Các túi sữa lưu trữ trong tủ lạnh muốn sử dụng được cần phải rã đông. Cách thường dùng nhất là để ngoài tủ lạnh 30 phút rồi ngâm trong nước ấm 40 độ. Sữa sau khi rã đông cần sử dụng ngay tránh để lâu hoặc cho lại vào tủ lạnh lại sẽ làm sữa có thể bị hỏng.

Lời kết:

Trên đây là nội dung bài viết: Trữ sữa trong tủ lạnh và bí quyết bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh mà chúng tôi gửi bạn tham khảo, hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về cách bảo quản sữa.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Xem thêm bài viết: >>Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh được lâu

5/5 - (1 bình chọn)
Hải Trần

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Liên hệ