Cấu tạo tủ lạnh ra sao? Nguyên lý hoạt động thế nào?
Tủ lạnh là một thiết bị điện máy vô cùng gần gũi trong các gia đình hiện nay. Nhưng chưa hẳn nhiều người đã nắm rõ về các bộ phận bên trong tủ lạnh.
Bài viết dưới đây Điện Máy Trần Đình sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.
Mục lục
1. Cấu tạo cơ bản của tủ lạnh
Một chiếc tủ lạnh thông thường gồm 4 thiết bị chính là: Dàn ngưng, máy nén (Block), chất làm lạnh (gas), dàn bay hơi.
Dàn ngưng
- Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí).
- Nhiệm vụ của dàn ngưng là thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường.
- Vì thế, nó được lắp đặt: một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.
- Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt.
Máy nén (Block)
Chủ yếu là loại máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong.
Nhiệm vụ của máy nén là: hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đẩy vào dàn ngưng.
Chất làm lạnh(Gas)
Là chất lỏng dễ bay hơi đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ lạnh. Nhiều hệ thống lắp đặt công nghệ sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó là khoảng -27 độ C (khoảng -32 độ C).
Dàn bay hơi
Là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Nhiệm vụ của dàn bay hơi là thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp.
Dàn này được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước máy nén trong hệ thống lạnh.
2. Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Qua tìm hiểu về cấu tạo tủ lạnh, mời bạn tham khảo sơ đồ nguyên lý hoạt động bên dưới và cùng mình tìm hiểu chi tiết về nguyên lý nhé:
4 bước hoạt động cơ bản của một chiếc tủ lạnh
Tủ lạnh sử dụng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt. Tủ lạnh có cơ chế làm việc khá phức tạp, với những cấu thành khác nhau và giữ vai trò quan trọng trong chu trình làm lạnh.
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua 4 bước:
Bước 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại máy nén:
Tủ lạnh có một máy nén (vị trí số 4 trong sơ đồ) dùng để nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.
Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng (1):
Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng (vị trí số 1 theo sơ đồ), tại đây môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Đồng thời, đây cũng là nơi diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ, vì thế khi bạn sờ tay vào bên hông tủ nơi đặt dàn ngưng tụ bạn sẽ cảm thấy nóng.
Bước 3: Giãn nở (2):
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị dãn nở (vị trí số 3 trong ảnh minh họa) (Van tiết lưu) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh (3):
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi, trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh.
Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.
3. Phân loại tủ lạnh
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng, các nhà sản xuất tủ lạnh không ngừng tung ra những sản phẩm mới đẹp hơn, thông minh hơn. Có 2 tiêu chí để phân loại tủ lạnh.
Theo công nghệ Inverter
Bao gồm tủ lạnh inverter và tủ lạnh non – Inverter (tủ lạnh thông thường, không sử dụng công nghệ Inverter). Tủ lạnh Inverter có ưu điểm là tiết kiệm điện năng, vận hành êm ái và bền bỉ hơn so với dòng non – Inverter.
Ở dòng tủ lạnh này, máy nén có khả năng tự ngắt khi tủ đạt độ lạnh cần thiết và tự động khởi động lại khi nhiệt độ trong tủ tăng lên.
Theo tình trạng đóng tuyết
Bao gồm tủ lạnh không đóng tuyết và tủ lạnh đóng tuyết. Tủ lạnh đóng tuyết sử dụng cơ chế làm lạnh trực tiếp bằng hệ thống máy nén trong khi đó tủ lạnh không đóng tuyết làm lạnh theo cơ chế bằng quạt.
Nhìn chung, tủ lạnh không đóng tuyết có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như tiết kiệm điện năng, khả năng làm lạnh nhanh, bảo quản thực phẩm hiệu quả nhưng giá bán khá cao.
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh không đóng tuyết: Cứ 6 tiếng, bộ đếm thời gian sẽ bật cuộn dây nhiệt làm nóng để làm tan chảy lớp tuyết bám quanh cuộn dây. Khi nhiệt độ tăng lên 32 độ C dây nhiệt sẽ tự động ngắt.
4. Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
Dưới đây là 1 số kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh đúng cách. Mình xin chia sẻ cùng các bạn:
– Nên đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10 cm để đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh.
– Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng nửa tháng một lần hoặc ít nhất là 1 lần mỗi tháng để tránh cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển. Hãy bắt đầu bằng việc vặn nút điều chỉnh từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra.
Lấy toàn bộ thực phẩm, giá đỡ trong tủ ra ngoài. Mở cửa tủ để tuyết trên ngăn đá tan chảy (không dùng dao, hay vật cứng để cạy tuyết trên ngăn đá), sau đó dùng khăn mềm lau khô.
– Khi cọ rửa tủ lạnh cần tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ. Nên để tủ lạnh trở lại rồi mới đặt thực phẩm vào trong.
– Khoảng 1 tháng 1 lần cho tủ lạnh nghỉ ngơi 30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh (thermostat) về vị trí (ON) hoặc (OFF), sau đó để tủ chạy bình thường.
– Không nên nhồi nhét quá nhiều thứ vào tủ lạnh vì cần có đủ không gian để không khí trong tủ lạnh lưu thông tốt.
– Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần và thời gian mở lâu quá mức cần thiết. Làm như thế sẽ tiêu hao một lượng điện. Cũng không nên che kín các giá để thực phẩm trong tủ lạnh.
– Không nên để thức ăn nóng trong tủ lạnh, vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ dàn làm mát, giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
– Khi tủ lạnh tắt hoặc khởi động mà nghe tiếng kêu, có thể các vít bắt của dàn lạnh bị lỏng. Nên rút điện và đệm thêm miếng cao su vào, xiết chặt.
– Nên làm sạch các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ. Các loại thực phẩm có mùi đặc trưng, hay thức ăn mặn nên bỏ vào túi hay hộp kín rồi mới cho vào tủ lạnh, tránh tình trạng phát tán mùi, bay hơi mặn gây hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.
– Khi tủ lạnh không lạnh có thể do tủ lạnh chứa nhiều thực phẩm hoặc núm công tắc (rơ le) để không phù hợp. Nên lấy bớt thực phẩm ra ngoài, vặn núm công tắc lên nhiệt độ lạnh hơn. Kiểm tra lại độ lạnh sau khi điều chỉnh.
Lời Kết:
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo tủ lạnh, nguyên lý hoạt động cũng như cách sử dụng tủ đúng cách. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết!
Xem thêm bài viết liên quan:
Máy nén tủ lạnh là gì? Chức năng máy nén tủ lạnh
- Điều hòa inverter điện yếu có chạy được không? Giải Đáp - Tháng Tám 31, 2023
- Chế độ bảo hành điều hòa Electrolux: Thời gian và Điều Kiện - Tháng Tám 30, 2023
- Các hãng điều hòa tại Việt Nam phổ biến: TOP 10 - Tháng Tám 30, 2023
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Tủ lạnh một tháng hết bao nhiêu số điện?
24/09/2022
12295 views
TOP 8 tủ lạnh ngăn đá lớn giá rẻ, tiết...
28/09/2022
4775 views
Chính sách bảo hành tủ lạnh Sharp | Trung tâm...
24/09/2022
4014 views
TOP 8 tủ lạnh mini không đóng tuyết ưa chuộng...
28/09/2022
3661 views
Mua gioăng ( ron ) tủ lạnh Panasonic ở đâu?...
19/12/2022
3499 views
Bảng mã lỗi tủ lạnh Toshiba nội địa | Inverter...
24/09/2022
3360 views
Bảng tổng hợp mã lỗi trên tủ lạnh LG thường...
24/09/2022
3260 views
Nên mua tủ lạnh hãng nào ? Gợi ý TOP...
28/09/2022
3015 views