Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà (máy lạnh)

Rất nhiều người đã sử dụng điều hoà (máy lạnh) nhưng chưa nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà (máy lạnh). Để giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ nhất về chủ đề này, Điện Máy Trần Đình mời bạn cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Lưu ý: Trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà dòng máy điều hoà truyền thống kiểu treo tường gồm có cục nóng (ngoài trời) và cục lạnh (trong nhà).

1. Cấu tạo của điều hoà

Điều hoà (Máy lạnh) gồm các bộ phận chính: Dàn nóng, dàn lạnh, quạt gió, máy nén, van tiết lưu, gas.

Ngoài ra, để điều hoà hoạt động còn có nhiều thiết bị khác như bảng điều khiển, bộ phận đổi hướng gió…

1. Cấu tạo của điều hoà

 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà (máy lạnh)

Cấu tạo cục nóng điều hoà

Cấu tạo cục nóng điều hoà gồm các ống đồng được uốn thành nhiều lớp đặt trong dàn lá nhôm. Chúng có nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng.

Các bộ phận như sau:

  • Lốc máy lạnh: Lốc máy lạnh còn được gọi làmáy nén máy lạnh, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.
  • Quạt dàn lạnh: Bộ phận này tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chạy yếu hoặc không chạy, máy lạnh sẽ không thể làm mát.
  • Quạt dàn nóng: Quạt dàn nóng thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất.
  • Van tiết lưu:  Đây bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
  • Ống dẫn gas: Là một bộ phận quan trọng, ống dẫn gas có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.
  • Bảng điều khiển: Được lắp trên cục lạnh, bảng điều khiển là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.
  • Tụ điện: Tụ điện có tác dụng giúp động cơ điện của máy nénkhởi động.
Cấu tạo cục nóng điều hoà
Cấu tạo cục nóng điều hoà

Cấu tạo dàn lạnh điều hoà

Dàn lạnh điều hòa sẽ được lắp bên trong nhà để giúp điều hòa không khí, mang đến sự mát mẻ, dễ chịu cho ngôi nhà. Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa không quá phức tạp, nó gồm những bộ phận chính như: dàn lạnh; quạt dàn lạnh; bộ phận điều khiển; hướng gió; máng nước;…

Cấu tạo dàn lạnh điều hoà
Cấu tạo dàn lạnh điều hoà

Dàn lạnh điều hòa là phần lá nhôm tản nhiệt được đan dày đặc bao phủ bên ngoài của ống đồng có chứa môi chất lạnh bên trong.

Dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong không khí khi quạt quạt dàn lạnh hút qua đó. Không khí đi qua dàn lạnh sẽ có nhiệt độ thấp và sạch, nó có tác dụng làm mát không gian trong nhà.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà

2. Nguyên lý hoạt động của điều hoà

Sau khi tìm hiểu qua cấu tạo điều hoà máy lạnh chúng ta thấy được thiết bị này có 2 phần chính là dàn nóng và dàn lạnh. Dàn lạnh được lắp trong phòng còn dàn nóng được lắp đặt bên ngoài nhà.

Kết nối giữa 2 dàn nóng và lạnh là 2 dây đồng dẫn môi chất lạnh. Nguyên lý hoạt động của điều hòa máy lạnh được hiểu đơn giản nhất như sau:

2. Nguyên lý hoạt động của điều hoà

 Sơ đồ nguyên lý điều hoà

Bước 1Sau khi gas qua van tiết lưu sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp gọi là gas lạnh (môi chất lạnh)

Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong dàn lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để điều hòa rồi đưa trở lại phòng.

Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.

Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.

Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.

Sau khi tìm hiểu nguyên lý làm việc của điều hòa (máy lạnh) chúng tôi hi vọng các bạn có cách sử dụng đúng cách, hiệu quả các tính năng của thiết bị.

Đồng thời để gia tăng tuổi thọ cho thiết bị thì ngoài việc sử dụng đúng cách các bạn cần lưu ý bảo trì và vệ sinh thiết bị điều hòa máy lạnh định kỳ và khi cần thiết.

3. Một số lưu ý khi lắp đặt điều hoà

  • Vị trí lắp đặt cục nóng điều hòa phải đảm bảo thoáng, mát, có thể tản nhiệt ra môi trường tốt, không quẩn gió, không lắp sát dưới mái tôn nóng, không lắp quá nhiều cục nóng gần cạnh nhau. Quan trọng nhất là luôn đảm bảo cục nóng có thể xả nhiệt độ nóng ra môi trường tốt.
  • Phòng sử dụng điều hòa phải đảm bảo cách nhiệt tốt, tránh bị thất thoát nhiệt độ lạnh ra khỏi phòng ra môi trường. Nếu phòng bạn còn nhiều lỗ thoáng thì cần có tấm xốp để lấp đầy các chỗ trống.
  • Lưu ý trong quá trình chọn mua điều hòa các bạn cần lựa chọn loại công suất điều hòa có công suất cao hơn 30% nhu cầu sử dụng thiết yếu, khi đó điều hòa của bạn sẽ hoạt động ổn định hơn không bị quá tải.
  • Để sử dụng điều hòa bền bỉ và ổn định bạn cần vệ sinh điều hòa thường xuyên theo định kỳ 1 năm/ lần vào đầu mùa hè thì sẽ có hiệu quả sử dụng lớn nhất.

4 . Bí quyết sử dụng điều hoà 

> Không nên đóng kín cửa phòng điều hòa: Bạn nên mở hé cửa hoặc lắp quạt thông gió nhỏ để có thêm khí tươi mới từ bên ngoài vào trong phòng sẽ tốt hơn.

> Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý với diện tích căn phòng

> Nhiệt độ điều hòa tốt nhất chỉ nên thấp hơn 5 độ C so với môi trường

> Nên sử dụng thêm quạt cho phòng điều hòa.

> Bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút.

Lời kết:

Trên đây là bài viết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà. Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hoà treo tường dạng truyền thống.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Xem thêm bài viết:

>>BLOCK ĐIỀU HÒA LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

>>HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT ĐIỀU HOÀ CASPER

5/5 - (1 bình chọn)
Hải Trần

Miền Bắc

Mr. Chiến
Mr. Chiến 0962.764.886
Mr. Đức
Mr. Đức 0969.165.386

Miền Nam

Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Mr. Minh
Mr. Minh 0974.628.139
Liên hệ